Nhiều bệnh nhân nhiễm sùi mào gà (SMG) lo ngại chi phí, sợ hãi khi phải điều trị bằng các biện pháp phẫu thuật và nghĩ đến các phương pháp chữa bệnh tại nhà.
Tuy nhiên, sùi mào gà là bệnh xã hội nguy hiểm đến cả trường hợp bệnh nhân điều trị sùi mào gà tại các bệnh viện lớn như da liễu cũng còn bị tái phát thì liệu những cách chữa sùi mào gà tại nhà với những thảo dược tự nhiên dưới đây có hiệu quả?
Tìm hiểu thêm về bệnh trong bài viết sùi mào gà là gì của Hanoiwell.com
Trước tiên, những phương pháp điều trị sùi mào gà ở nhà dưới đây được chúng tôi tổng hợp chỉ làm giảm sự khó chịu từ những triệu chứng của bệnh, có thể gây tác dụng phụ và không phải là cách chữa triệt để và hiệu quả nhất, bệnh nhân nên dùng để tham khảo.
Miễn trừ trách nhiệm: Bài viết không phải là giải pháp hay tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.
Trà xanh vốn được biết đến là một chất kháng khuẩn, làm sạch cực tốt.
Một nghiên cứu còn chỉ ra rằng trong trà xanh còn có sinecatechin có thể làm sạch mụn cóc với kết quả tương đương như các thuốc có công năng tương tự.
Vì vậy bạn hoàn toàn có thể dùng chiết xuất trà xanh để bôi lên các nốt mụn và không cần rửa lại.
Tinh dầu tràm trà là nguyên liệu quen thuộc của các sản phẩm trị mụn. Điều này cũng không có gì là nhờ tình kháng khuẩn, giảm viêm của tràm trà sẽ làm sạch và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Tuy sùi mào gà do virus gây ra nhưng tinh dầu tràm trà cũng có làm có tác dụng phần nào làm giảm viêm nhiễm, và ngăn không cho các nốt mụn phát triển mạnh mẽ hơn.
Đặc biệt theo các nghiên cứu chuyên sâu, thì tinh dầu tràm trà có thể điều trị tích cực nhất với các nốt mụn cóc ở tay.
Một lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm trà là có thể làm bỏng da. Vì vậy hãy tham khảo sự tư vấn của bác sĩ trước khi ấp dụng.
Ít ai nghĩ rằng gia vị quen thuộc này có thể điều trị sùi mào gà. Tuy nhiên tỏi không đơn thuần giúp các món ăn thơm ngon hơn mà còn là một vị thuốc. Tỏi có thể làm sạch và kháng viêm các nốt mụn nước.
Ăn nhiều tỏi hơn là cách dễ dàng nhất để nâng cao sức đề kháng giúp cơ thể chống chọi với sùi mào gà.
Tuy nhiên để tăng hiệu quả, bạn thoa nước ép tỏi lên vùng mụn. Một cách nữa là đắp tỏi giã nát lên vùng bị mụn khoảng 10-15 phút. Bạn không nên đắp quá lâu vì có thể gây bỏng.
Trong giấm táo có chứa các axit tự nhiên giúp làm sạch sâu, kháng khuẩn, tiêu viêm và điều trị mụn rất tốt.
Vì vậy bạn cũng có thể dùng giấm táo để điều trị sùi mào gà. Để sử dụng cách này, bạn có thể dùng một miếng bông thấm đẫm giấm táo rồi áp vào vụng bị sùi mào gà.
Chiết xuất cây phỉ rất lành tính cũng được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da.
Các nghiên cứu về điều trị bệnh sùi mào gà còn cho thấy chiết xuất cây phỉ có tác dụng chống lại virus HPV chủng 16. Vì vậy đây cũng là một nguyên liệu chữa trị sùi mào gà.
Hiện nay với các nốt sùi mào gà phát triển lớn, gây đau đớn và mùi hôi cho người bệnh thì phải cắt bỏ khối sùi. Phương pháp áp dụng là dùng phẫu thuật cắt bỏ hoặc đốt điện, đốt lazer, nito lỏng.
Trên đây là những cách chữa sùi mào gà tại nhà. Các phương pháp này cũng rất đơn giản và dễ áp dụng. Tuy nhiên tác dụng với từng người có thể khác nhau. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng nhé.