Đau xương mu vùng kín ở bà bầu

đau xương mu vùng kín

Đau xương mu vùng kín tiểu nhiều và sa bụng ở những tháng thứ cuối của thai kỳ. Mẹ bầu nên chuẩn bị sức khỏe và tâm lý để chào đón bé yêu của mình ra đời.

Ở giai đoạn khoảng 37 tuần tuổi, phụ nữ mang thai sẽ có những biến đổi nhất định trong cơ thể để báo hiệu em bé sắp chào đời như:

  • Đau xương mu;
  • Đau xương cụt;
  • Đau khớp háng;
  • Mệt mỏi;
  • Đau nhức;
  • Sa bụng;
  • Đi tiểu nhiều.

Những dấu hiệu này là hoàn toàn bình thường và chứng tỏ mẹ bầu sắp sinh. Lúc này tất cả các dấu hiệu lạ của sản phụ cần được theo dõi và chăm sóc cẩn thận, để bảo đảm quá trình vượt cạn được dễ dàng.

Mặt khác, nếu bạn thấy xuất hiện những cơn đau không dừng lại ở dấu hiệu âm ỉ mỗi ngày, mà chuyển thành các cơn co thắt mạnh ở tử cung.

Đây là dấu hiệu của sinh non mà bạn nên cẩn thận.

Nguyên nhân gây ra những cơn đau xương mu vùng kín

Xương mu là phần xương của vùng chậu, phần khớp xương mu đảm nhiệm vai trò làm kết nối hai bên xương chậu lại với nhau.

Phần khớp này có thể co dãn nhờ sự hỗ trợ của vùng dây chằng, đồng nghĩa với việc nếu dâu chằng bị co giãn sẽ gây đau vùng xương mu của sản phụ.

Tình trạng đau xương mu vùng kín sẽ bắt đầu từ thời kỳ đầu mang thai. Nhưng ở giai đoạn cuối các cơn đau trở nên thường xuyên và dồn dập hơn bởi những lý do sau:

Bé yêu quay đầu

Thông thường, vùng xương mu sẽ đảm nhận nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ phía trên của cơ thể, nên vào cuối thai kỳ em bé bắt đầu di chuyển xuống thấp hơn và gây áp lực lên vùng xương chậu.

Mặt khác, thời gian này có thể bà mẹ sẽ tiết ra hooc môn relaxin, progesterone làm khớp vùng chậu giãn nở nhiều.

Do đó, bạn sẽ thấy mình mệt mỏi, ê ẩm và đau nhức vùng xương chậu nhiều hơn.

Thiếu canxi

Theo các bác sĩ, các cơn đau dồn dập ở xương mu cũng xuất phát từ những chị em bị thiếu canxi. Điều này làm cho khớp xương yếu hơn và dễ dẫn đến nhức mỏi.

Ở giai đoạn thai nhi quay đầu, các cơn đau vùng mu sẽ xuất hiện thường xuyên và biến mất khi bé quay đầu an toàn. một số trường hợp khác, nhiều sản phụ thấy đau đớn từ thời điểm này cho đến khi em bé được sinh ra.

Có tiền sử thoái hóa khớp, thoát vị địa đệm

Nếu trước đây sản phụ có tiền sử của thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm bạn sẽ có khả năng bị đau nhức cao hơn những người bình thường.

Khi đó, cơ thể bạn sẽ phải gánh trọng lượng quá nặng của thai nhi, làm cho khớp xương bị thoái hóa nặng hơn và gây đau lưng, đau xương mu vào cuối tháng.

 Những người thường xuyên vận động

Thời điểm cuối thai kỳ, nếu mẹ bầu đi lại vận động nhiều, vùng xương mu cũng sẽ chịu tác động và áp lực khá lớn. Vì thế, bạn sẽ cảm thấy đau háng, lưn, hông, bẹn và bên trong đùi.

Mẹo hạn chế cơn đau xương mu vùng kín

Đau xương mu vùng kín tuy là những thay đổi bình thường trong cơ thể của bà bầu. Nhưng bạn cũng có thể hạn chế bằng một số mẹo nhỏ sau đây:

  • Không tạo áp lực nặng lên vùng xương háng, bạn có thể sử dụng đai đeo để đỡ phần xương chậu và giảm trọng lực cho khớp mu.
  • Luôn duy trì tư thế lưng thẳng, có gối tựa về sau.
  • Sử dụng giày, dép thấp, đế bằng để tạo độ an toàn cho cơ thể.
  • Không nên đứng một tư thế quá lâu.
  • Khi ngủ bạn nên nằm nghiêng bên thuận và sử dụng gối dành cho bà bầu.
  • Bổ sung đầy đủ lượng canxi còn thiếu vào cơ thể.

Hi vọng, với những thông tin hữu ích về chứng đau xương mu vùng kín ở bà bầu, sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, khi có các dấu hiệu bất thường khác, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Bình luận của bạn