Niệu đạo là gì? Tìm hiểu về niệu đạo và các bệnh liên quan cùng chuyên gia

niệu đạo là gì hanoiwell
Niệu đạo là gì – hình minh họa

Tìm hiểu niệu đạo là gì, cấu tạo niệu đạo ở 2 giới, chức năng và các bệnh thường xảy ra ở niệu đạo cùng Thạc sĩ – Bác sĩ Việt trên Hanoiwell.com

Niệu đạo là một trong những bộ phận quan trọng của hệ bài tiết. Tuy nhiên, khi được hỏi niệu đạo là gì. Vị trí, cấu tạo, chức năng của niệu đạo ra sao. Các bệnh lý thường gặp ở niệu đạo là gì thì không phải ai cũng nắm rõ.

Để giúp các bạn hiểu hơn về bộ phận nhạy cảm này, bài viết dưới đây hanoiwell đã tổng hợp nhiều kiến thức hữu ích.

Thông tin chi tiết về niệu đạo

Niệu đạo có hình dáng là một ống trụ dài, nhỏ.

Trong hệ bài tiết, niệu đạo nắm giữ nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ bàng quang ra môi trường ngoài.

Riêng ở phái mạnh, niệu đạo đảm nhiệm thêm vai trò truyền dẫn tinh dịch.

Cấu tạo của niệu đạo

Cấu tạo niệu đạo ở nam và nữ có nhiều điểm khác biệt, cụ thể như sau:

Niệu đạo nữ

  • Miệng niệu đạo nằm trên âm vật. Vị trí giao thoa giữa 2 mép môi nhỏ.
  • Rất ngắn, kích thước chỉ từ 3- 5 cm. Đường kính 5-6 mm.
  • Niệu đạo ở nữ có thể giãn nở đến 1 cm.

Niệu đạo nam

Lỗ niệu đạo nằm ở chính giữa miệng bao quy đầu.

Kích thước dài gấp 6 lần so với niệu đạo nữ. Ước tính đạt 18- 20 cm.

Được cấu thành từ 4 đoạn nhỏ, bao gồm:

  • Niệu đạo trước tiền liệt: Chỉ xuất hiện tại cổ bàng quang khi bàng quang đầy. Chiều dài từ 1- 1,5 cm.
  • Niệu đạo tiền liệt: Đây chính là phần giãn nở to nhất của đường niệu đạo. Chúng có thể đạt kích cỡ từ 2,5- 3cm.
  • Niệu đạo màng: Vị trí của chúng được tính từ mặt dưới tuyến tiền liệt cho đến hoành niệu dục. Đây là phần ngắn và hẹp nhất của niệu đạo. Chiều dài vỏn vẹn 1,2 cm.
  • Niệu đạo xốp: Đây là phần kéo dài xuyên suốt hành xốp dương vật ra tới lỗ niệu đạo. Do đó, không bất ngờ khi đây chính là phần dài nhất của niệu đạo. Dài khoảng 12- 15 cm.

Chức năng của niệu đạo là gì?

Tuy rằng khác nhau về cấu tạo nhưng chức năng của niệu đạo ở nam và nữ có nhiều điểm tương đồng như sau:

Là “con đường độc đạo” đưa nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể.

Sử dụng nước tiểu làm công cụ tống xuất các vi khuẩn trú ngụ tại niệu đạo ra ngoài. Giúp niệu đạo hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.

Riêng ở nam giới, niệu đạo đảm nhiệm thêm vai trò dẫn tinh dịch ra ngoài.

Những bệnh thường gặp ở niệu đạo

Bất cứ bộ phận nào trong cơ thể cũng có nguy cơ bị viêm nhiễm, tổn thương nếu không được chăm sóc đúng cách. Niệu đạo không nằm ngoài ngoại lệ.

Viêm niệu đạo chính là bệnh thường gặp nhất ở niệu đạo mà các bạn nên chú ý.

Biểu hiện:

  • Tiểu đau, tiểu khó, muốn đi tiểu nhưng khi vào nhà vệ sinh lại không thể đi.
  • Nước tiểu ra mỗi lần lắt nhắt, không hết bãi. Do đó người bệnh phải tiểu nhiều.
  • Màu nước tiểu chuyển đục, mùi khai nồng.
  • Miệng niệu đạo có cảm giác ngứa ngáy rấm rứt. Thậm chí sưng đỏ, đau tấy.
  • Quan hệ đau rát.
  • Niệu đạo tiết dịch mủ hoặc ra máu bất thường.

Nguyên nhân:

  • Quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn
  • Mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: Lậu, giang mai, sùi mào gà, mụn rộp, …
  • Sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh: Nước giếng khoan, nước ao hồ.
  • Lười uống nước, thường xuyên nhịn tiểu.
  • Do thói quen mặc đồ lót bó sát, chất liệu không thấm hút tốt.

Biến chứng:

  • Vi khuẩn từ niệu đạo di chuyển đến các bộ phận khác của đường tiết niệu. Gây viêm bàng quang, viêm niệu quản, viêm thận.
  • Suy thận là biến chứng nguy hiểm nhất.
  • Nhiễm trùng có thể lan vào máu gây nhiễm trùng máu, tử vong ở người miễn dịch kém.
  • Quan hệ đau rát khiến người bệnh ngại gần gũi, tự ti, xa cách người bạn đời.

Phòng tránh bệnh viêm niệu đạo bằng cách nào?

Ông cha ta có câu nói: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh””. Quả đúng như vậy, việc chủ động phòng ngừa sẽ giúp chúng ta tránh được những phiền toái do bệnh gây nên. Đồng thời tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí chữa trị.

Phòng tránh bệnh viêm niệu đạo sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nếu bạn nắm rõ những mẹo nhỏ sau:

  • Vệ sinh vùng kín cẩn thận, sạch sẽ bằng nguồn nước sạch.
  • Không lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh, nước hoa vùng kín… Bởi những chất hóa học này có thể gây dị ứng, viêm nhiễm cho ““cô bé”” và” cậu bé””.
  • Tiểu tiện ngay khi có nhu cầu. Không nhịn tiểu dù bất cứ lý do gì.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày. Tốt nhất là từ 2-3 lít nước.
  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc thăm khám ngay khi niệu đạo có dấu hiệu bất thường.

Tất cả những thông tin nêu trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu đúng, đủ và chính xác niệu đạo là gì. Hãy luôn chủ động chăm sóc để niệu đạo nói riêng và những bộ phận khác trên cơ thể nói chung được an toàn, khỏe mạnh nhé.

Bình luận của bạn