Trang chủ » Bệnh lý » Hẹp niệu đạo là bệnh gì? Triệu chứng & Điều trị
Hẹp niệu đạo là bệnh gì? Triệu chứng & Điều trị
23/08/19
2967 lượt xem
Hẹp niệu đạo không phải bệnh thường gặp nên mọi người không có nhiều nguồn thông tin và sự quan tâm đúng mức. Nhưng không chữa trị kịp thời, căn bệnh này có thể dẫn đến suy thận và nguy cơ vô sinh ở nam giới. Vậy hẹp niệu đạo là bệnh gì?
Niệu đạo là cơ quan có nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Khi bị hẹp niệu đạo, vấn đề bị ảnh hưởng đầu tiên là chuyện tiểu tiện của người bệnh.
Hẹp niệu đạo là gì?
Hẹp niệu đạo là tình trạng một đoạn trong uống niệu đạo bị hẹp và làm cản trở dòng nước tiểu. Mức độ hẹp càng lớn, đoạn hẹp càng dài hay có nhiều đoạn bị hẹp càng làm rối loạn chức năng tiểu tiên: tiểu khó, tiểu ít, đi tiểu nhiều lần hơn.
Ở trường hợp nặng, đoạn hẹp có thể chặn hoàn toàn dòng nước tiểu và người bệnh phải đặt ống thông tiểu.
Triệu chứng hẹp niệu đạo
Tùy mức độ hẹp của niệu đạo gây ra những khó chịu cho người bệnh từ nhẹ đến nặng, hoặc bí tiểu như:
Tia nước tiểu yếu, đi tiểu nhỏ giọt;
Tiểu khó, tiểu buốt;
Nước tiểu đục như mủ;
Tiểu ra máu;
Bí tiểu;
Tiểu không tự chủ;
Đau vùng xương chậu;
Căng chướng bàng quang;
Giảm lực xuất tinh.
Hẹp niệu đạo thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn do cấu tạo niệu đạo ở nam dài hơn nữ. Tuy nhiên nữ giới vẫn nên thận trọng trước căn bệnh này.
Nguyên nhân gây hẹp niệu đạo
Hẹp niệu đạo gây ra chủ yếu bởi những nguyên nhân sau:
Tai nạn gây chấn thương bàng quang, niệu đạo;
Chấn thương vùng chậu;
Từng thực hiện các thủ thuật ở hệ tiết niệu như: đặt ống thông tiểu, nội soi bàng quang;
Phẫu thuật tuyến tiền liệt;
Ung thư đường tiết niệu;
Nhiễm trùng đường tiết niệu do mắc các bệnh xã hội như lậu, giang mai;
Viêm tuyến tiền liệt;
Niệu đạo hẹp bẩm dinh ở trẻ em.
Hẹp niệu đạo có nguy hiểm không?
Người bệnh thường cố chịu khi những triệu chứng nhẹ cho đến khi không thể chịu đựng được. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng cho sức khỏe như:
Nước tiểu tích tụ lâu ngày gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu;
Viêm niệu đạo;
Tình trạng nhiễm khuẩn có thể lây lan lên tới thận;
Rò rỉ nước tiểu rất mất vệ sinh;
Xuất tinh sớm, liệt dương;
Ngăn chặn quá trình xuất tinh, viêm nhiễm làm giảm chất lượng tinh trùng dẫn đến vô sinh;
Suy thận.
Giải pháp cho người bị hẹp niệu đạo
Để xác định bệnh mức độ hẹp như thế nào, bác sĩ cần thực hiện các bước sau:
Khám lâm sàng;
Chụp X-quang niệu đạo;
Siêu âm, soi niệu đạo;
Làm xét nghiệm máu, nước tiểu, dịch mủ.
Bằng các biện pháp trên, bác sĩ sẽ chẩn đoán được vị trí bị hẹp, mức độ kích thước của đoạn hẹp. Từ đó sẽ đưa ra phương án xử lý thích hợp.
Các biện pháp để điều trị hẹp niệu đạo bao gồm:
Nong niệu đạo: Đây là biện pháp làm giãn rộng niệu đạo bằng cách đưa que nong vào trong niệu đạo. Biện pháp thứ hai là dùng bóng ống thông tiểu. Nong niệu đạo chỉ áp dụng với trường hợp mức độ hẹp nhỏ và cũng không giải quyết được triệt để, bệnh vẫn có thể tái phát lại.
Cắt đoạn hẹp: Bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi có đầu gắn laser hoặc lưỡi dao. Ống soi này có thể phát hiện được đoạn hẹp và tiến hành cắt bỏ. Các bác sĩ sẽ thay thế đoạn bị cắt bỏ bằng một ống thông tiểu. Đến khi vết thương lành, ống thông tiểu sẽ được rút ra.
Đặt stent niệu đạo.
Phẫu thuật tạo hình niệu đạo: tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể cắt nối hoặc mở rộng đoạn hẹp.
Bệnh hẹp niệu đạo gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng về lâu dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Tình trạng bí tắc nước tiểu có thể gây nên nhiều bệnh như sỏi thận, suy thận thậm chí là vô sinh ở nam giới. Vì vậy bạn cần hết sức chú ý nếu mắc bệnh cần đi khám kịp thời.