Ống thông tiểu là gì?

ống thông tiểu

Ống thông tiểu là thiết bị để đưa nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Dụng cụ y tế này là “cứu cánh” cho người bệnh tiết niệu và nhiều tình huống người bệnh không đi tiểu được theo cách tự nhiên như phẫu thuật…Để hiểu rõ hơn về thiết bị này, hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Ống thông tiểu là gì?

Ống thông tiểu là một ống rỗng, mềm được đưa trực tiếp vào bàng quang để dẫn nước tiểu ra ngoài.

Một đầu ống được gắn một quả bóng sau khi đưa vào bàng quang sẽ được bơm phồng lên để giữ ống cố định đúng vị trí. Một đầu ống ở bên ngoài được nối với túi đựng nước tiểu.

Ống thông tiểu được dùng trong trường hợp nào?

Ống thông tiểu rất cần thiết và hỗ trợ người bệnh rất tốt trong các trường hợp sau:

  • Tắc nghẽn niệu đạo;
  • Chấn thương niệu đạo;
  • Nam giới bị các bệnh về tuyến tiền liệt gây tắc nghẽn niệu đạo;
  • Rối loạn bài tiết nước tiểu: người bệnh không thể đi hết lượng nước tiểu trong bàng quang dù gắng sức.
  • Rối loạn chức năng bàng quang;
  • Sau phẫu thuật;
  • Phục vụ chẩn đoán bệnh;
  • Tiểu tiện không tự chủ;
  • Không thể tự đi vệ sinh do ốm, bị thương.

Ngoài ra, bác sĩ cùng dùng ống thông tiểu trong các trường hợp sau:

  • Đo lượng nước tiểu của người đang nguy kịch;
  • Trong hoặc sau khi phẫu thuật;
  • Khi sinh con vì thai phụ phải thực hiện gây tê ngoài màng cứng;
  • Đưa thuốc và trong bàng quang;
  • Kiểm tra chức năng thận và bàng quang.

Các loại ống thông tiểu

Có nhiều loại ống thông tiểu được dùng trong nhiều trường hợp khác nhau, bao gồm:

Ống thông niệu đạo

Đây là loại ống mỏng và sử dụng tạm thời để đưa nước tiểu ra ngoài. Ngay sau khi lấy hết lượng nước tiểu ra ngoài, bác sĩ sẽ thay một ống mới.

Một ngày người bệnh có thể được thay vài lần tùy theo lịch của bác sĩ hoặc bất cứ khi nào thấy bàng quang đầy.

Cách đặt ống thông tiểu không quá phức tạp, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân hoặc người nhà cách tự đặt ống.

Ống tiểu trong

Ống tiểu trong là loại ống đặt cố định và không phải thay sau vài ngày thậm chí vài tuần. Một đầu vẫn được gắn quả bóng để cố định trong bàng quang, đầu còn lại được gắn với túi đựng nước tiểu. Túi này sẽ được gắn ở vị trí thấp hơn bàng quang để nước tiểu chảy xuống.

Thông thường sau 2-4 h, người bệnh sẽ được thay túi mới tùy vào lượng nước tiểu. Ban đêm thường gắn túi lớn hơn để không phải thay.

Ống thông tiểu ngoài

Ông thông tiểu ngoài là dạng ống không đi vào niệu đạo và thường chỉ áp dụng với nam giới. Thiết bị này có hình dạng giống như bao cao su, có gắn túi thoát nước tiểu ra ngoài.

Nam giới bị bí tiểu, tiểu tiện không tự chủ nên sử dụng ống thông loại này. Với nữ giới ống thông hoạt động kém hiệu quả và có thể gây ra những tổn thương xung quanh âm đạo.

Một số triệu chứng có thể gặp phải sau khi đặt ống thông tiểu

Bạn có thể gặp phải một số khó chịu nếu đặt ống thông tiểu như sau:

  • Đau và nóng rát bụng dưới;
  • Sốt;
  • Tiểu buốt;
  • Người run rẩy;
  • Nước tiểu đục;
  • Tiểu ra máu;
  • Nóng rát niệu đạo;
  • Hoa mắt, chóng mặt;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Đau lưng thường xuyên vùng thận;
  • Gây viêm niệu đạo hay nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.

Những rủi ro có thể xảy ra

Nếu phải sử dụng ống thông trong thời gian dài, người bệnh có thể gặp phải một số rủi ro như:

  • Ống thông bị tuột, phải thay ống khác;
  • Ống thông bị rò rit nước tiểu;
  • Ống thông bị xoắn, khiến nước bị tắc nghẽn;
  • Ống thông bị tắc do máu đóng cục;
  • Nhiễm trùng đường tiểu.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về ống thông tiểu và các trường hợp cần thiết nên sử dụng.

Bình luận của bạn