Âm hộ là gì? Thông tin chuyên sâu về âm hộ nữ giới

âm hộ là gì
âm hộ là gì – hình minh họa

Âm hộ nắm giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống sinh dục nữ. Hiểu rõ âm hộ là gì, vị trí, cấu tạo, chức năng âm hộ sẽ giúp chị em chăm sóc bộ phận này được tốt hơn.

Thông tin chuyên sâu về âm hộ

Âm hộ là cụm từ dùng để chỉ chung bộ phận sinh dục ngoài của người phụ nữ.

Trong cuộc sống, âm hộ có rất nhiều tên gọi thú vị khác như: ‘Cô bé”, “vùng tam giác mật” hay “tam giác vàng”.

Ngay từ tuần thứ 8 của bào thai, bộ phận sinh dục của bé gái đã xuất hiện. Tuy nhiên, phải đến tuần 11 trở đi, âm hộ nói riêng và hệ sinh dục nữ nói chung mới trở nên rõ rệt. Đây là yếu tố quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán sớm giới tính thai nhi qua hình ảnh siêu âm.

Đến giai đoạn dậy thì, âm hộ phát triển với kích cỡ hoàn thiện và được bao phủ bởi lớp lông mu rậm rạp.

Màu sắc âm hộ từ trắng, hồng có thể chuyển nâu, đen sau khi quan hệ, sinh nở.

Âm hộ được cấu tạo như thế nào?

Âm hộ được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau, bao gồm:

  • Môi lớn: Có hình dạng đôi môi, nổi trên bề mặt da. Với sự hỗ trợ của lông mu, môi lớn giữ nhiệm vụ che phủ các bộ phận sinh dục ngoài.
  • Môi bé: Nằm nép dưới môi lớn và có hình dáng tương tự môi lớn nhưng kích thước nhỏ hơn.
  • Âm vật: Tuy kích cỡ chỉ bằng hạt đậu nhưng âm vật lại tập trung tới 8000 dây thần kinh. Do đó, âm vật chính là bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể người phụ nữ.
  • Lỗ niệu đạo: Đường ra của nước tiểu.
  • Miệng âm đạo: Đây chính là cánh cổng giao thoa giữa bộ phận sinh dục ngoài và bộ phận sinh dục trong.
  • Màng trinh: Là lớp màng mỏng nằm cách miệng âm đạo 2-3 cm. Ở các nước phong kiến nói chung và Việt Nam nói riêng, màng trinh là thước đo nhân phẩm của người phụ nữ.

Chức năng của âm hộ là gì?

Âm hộ chính là minh chứng rõ rệt nhất cho câu nói: “Nhỏ mà có võ”.

Tuy nằm ở vị trí nhạy cảm và kích thước nhỏ nhắn nhưng âm hộ lại nắm giữ nhiều chức năng quan trọng.

Tăng tính thẩm mỹ cho bộ phận sinh dục.

Bảo vệ toàn bộ hệ thống sinh dục ngoài (môi lớn, môi bé, âm vật, lỗ tiểu…) và trong (âm đạo, tử cung, vòi trứng…) của chị em.

Thường xuyên tiết chất nhờn để làm sạch vùng kín. Chất nhờn này được ví như tấm màng chắn vô hình, ngăn chặn sự xâm nhập của tất cả các loại vi khuẩn có hại. Giúp vùng kín khỏe mạnh, sạch sẽ.

Âm hộ giúp nữ giới có nhiều hưng phấn, khoái cảm hơn khi nhận được kích thích tình dục.

Trong quá trình được kích thích, âm hộ tiết ra rất nhiều chất bôi trơn. Nhờ vậy mà dương vật dễ dàng xâm nhập sâu vào “cô bé” mà không bị đau rát.

Tất cả những bất thường xảy ra tại âm hộ sẽ giúp bác sĩ nắm bắt tình trạng sức khỏe vùng kín nhanh chóng. Từ đó đưa ra hướng xử trí kịp thời.

Quá trình thay đổi của âm hộ trước và sau khi làm mẹ.

Ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, âm hộ lại có những sự biến đổi nhất định. Cụ thể như sau:

Giai đoạn dậy thì

  • Âm hộ có màu hồng nhạt hoặc màu trắng.
  • Lông mu bắt đầu xuất hiện và dần trở nên rậm rạm hơn.
  • “Cô bé” bắt đầu tiết dịch nhầy bôi trơn.

Giai đoạn mang thai

Nội tiết tố nữ tăng nhanh khiến lượng máu dồn đến âm hộ nhiều hơn. Đây là nguyên nhân khiến bạn thấy âm hộ bị sưng.

Âm hộ trở nên sẫm màu hơn so với ban đầu.

Lượng dịch tiết tại âm hộ, âm đạo nhiều hơn.

Đây là thời điểm nhạy cảm nên mẹ bầu rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm phụ khoa, viêm đường tiết niệu. Triệu chứng viêm âm hộ thường gặp là: Ngứa ngáy, tiết dịch có màu sắc bất thường, mùi hôi…

Giai đoạn sau mang thai

  • Môi lớn, môi nhỏ phì đại. Môi nhỏ có thể dài hơn môi lớn.
  • Âm hộ ngày càng thâm sạm, sẫm màu.
  • Vết rạch tại tầng sinh môn có thể để lại sẹo ở chị em sinh thường.
  • Âm đạo khô hạn khiến việc quan hệ sau sinh trở nên đau rát, khó khăn hơn.

Giai đoạn mãn kinh

  • Âm hộ sậm màu, phì đại, chùng nhão gây mất thẩm mỹ.
  • Niêm mạc âm đạo mỏng hơn, đàn hồi kém.

Hy vọng sau khi nắm rõ âm hộ là gì, chị em sẽ chủ động hơn trong việc chăm sóc. Chúc chị em luôn mạnh khỏe, tự tin và hạnh phúc!

Bình luận của bạn