Thuốc ceftriaxon: Công dụng, Liều Dùng và nhiều hơn thế

Thuốc ceftriaxon là một loại thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn nặng. Vậy thuốc ceftriaxon dùng để điều trị bệnh gì? Thuốc có gây tác dụng gì không, và cần lưu ý khi sử dụng thuốc. Hãy cùng theo dõi câu trả lời trong bài viết sau.

Thuốc ceftriaxon là thuốc gì?

Thuốc ceftriaxon là một loại kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin. Cơ chế hoạt động của thuốc là ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, từ đó điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn đặc biệt là nhiễm khuẩn nặng.

  • Thành phần chính là: ceftriaxon sodium;
  • Thuốc ở dạng bột pha để tiêm vào bắp hoặc tĩnh mạch;
  • Thuốc có các hàm lượng: 1g, 2g, 250g, 500g;

Tác dụng của thuốc ceftriaxon là gì?

Thuốc ceftriaxon được dùng để điều trị các bệnh lý sau:

  • Nhiễm khuẩn huyết;
  • Viêm màng não;
  • Áp xe não;
  • Viêm màng trong tim;
  • Nhiễm khuẩn ổ bụng;
  • Nhiễm khuẩn xương khớp, da;
  • Nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp;
  • Viêm phổi;
  • Viêm tai giữa;
  • Nhiễm khuẩn thận;
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệt, sinh dục;
  • Điều trị lậu;
  • Nhiễm khuẩn ở người có hệ đề kháng yếu;
  • Phòng chống nhiễm khuẩn khi phẫu thuật;
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng tim khi làm thủ tục nha khoa.

Liều dùng thuốc ceftriaxone

Liều dùng thuốc đối với người lớn

  • Tiêm vào tĩnh mạch 1-2 g, nếu bệnh nặng có thể tiêm 4g;
  • Tiêm một lần hoặc chia làm 2 lần;
  • Tiêm trước khi phẫu thuật 1g trước khi mổ khoảng 0,5-2 giờ.

Liều dùng cho trẻ em

  • Liều dùng 50-75mg/kg, tuy nhiên tổng một ngày không quá 2g;
  • Tiêm một lần hoặc chia làm 2 lần;
  • Với trẻ bị viêm màng não: liều dùng 100mg/kg, tổng không quá 4g/ ngày;
  • Tùy từng bệnh mà thời gian dùng thuốc khác nhau từ 7-14 ngày, theo chỉ định của bác sĩ.

Cách pha dung dịch tiêm:

Cách pha dung dịch tiêm bắp:

Hòa tan 0,25g ceftriaxone trong 2ml lidocain 1%. Tùy theo liều dùng của bệnh ma pha nhiều hơn.

  • Không tiêm quá 1g ở cùng một vị trí;
  • Không tiêm dung dịch này vào tĩnh mạch.
  • Cách pha dung dịch tiêm tĩnh mạch
  • Hòa tan 0,25g ceftriaxone trong 5ml nước cất vô khuẩn;
  • Tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch;
  • Thời gian tiêm từ 2-4 phút;

Tác dụng phụ của thuốc Ceftriaxone

Mặc dù có tác dụng điều trị tốt, tuy nhiên thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không. Bạn nên chú ý một số phản ứng sau để thông báo cho bác sĩ kịp thời;

  • Ngứa ngáy, phát ban, nổi mề đay;
  • Sốt, đau đầu, chóng mặt;
  • Tiêu chảy, tiểu tiện ra máu;
  • Có triệu chứng thiếu máu;
  • Rối loạn đông máu;
  • Giảm tiểu cầu;
  • Lở loét ở môi hoặc miệng;
  • Chảy máu bất thường;
  • Da nhợt nhạt, cơ thể yếu;
  • Động kinh, co giật;
  • Gặp các vấn đề về tiêu hóa: buồn nôn, ợ hơi, đầy bụng;
  • Sưng ngứa lưỡi;
  • Đổ mồ hôi;
  • Ngứa âm đạo.

Ngoài ra sau khi điều trị bệnh bằn thuốc ceftriaxone, người bệnh dễ gặp phải các nguy cơ sau:

  • Rối loạn vi khuẩn đường ruột;
  • Nấm và các vi khuẩn khác có cơ hội phát triển;
  • Nhiễm độc thần kinh trung ương.

Bạn có thể gặp một trong số các tác dụng trên hoặc các tác dụng khác không được liệt kê.

Cũng có trường hợp hoàn toàn không gặp phải tác dụng phụ não. Khi kê đơn thuốc điều trị, bác sĩ đã cân nhắc về lợi ích điều trị và nguy cơ gặp phải nên bạn hoàn toàn yên tâm. Khi có gì bất thường, hãy thông báo ngay với các bác sĩ.

Những lưu ý khi dùng thuốc ceftriaxon

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc ceftriaxon, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không dùng thuốc nếu đã từng dị ứng với penicillin. Đây cũng là một loại kháng sinh vì vậy rất có thể người bệnh cũng dị ứng với ceftriaxon.
  • Không dùng thuốc với những người mẫn cảm hay dị ứng với dung dịch dùng để pha thuốc.
  • Không tiêm bắp với trẻ sơ sinh dưới 30 tháng tuổi.
  • Không tiêm quá 2g mỗi ngày với người bị suy gan, thận.

Trên đây là những thông tin về loại thuốc ceftriaxon. Đây là loại kháng sinh mạnh cần thiết trong điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng nặng.

Cefixim là thuốc gì? Công dung & Liều dùng

Tuy nhiên cần rất cẩn trọng khi sử dụng thuốc. Vì vậy bạn tuyệt đối không tự ý dùng thuốc mà luôn cần có hướng dẫn của bác sĩ nhé.

Bình luận của bạn