Viêm tai giữa là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm bạn dễ bị viêm xương chũm, viêm màng não và nguy cơ áp xe não dẫn đến tử vong.
Nhiễm trùng tai giữa hay viêm tai giữa là bệnh ở tai do vi khuẩn hay virus tấn công gây nên. Bệnh thường xảy ra ở những trẻ nhỏ và có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Trong số các nhóm bệnh về tai thì viêm tai giữa là bệnh làm tổn thương nghiêm trọng nhất đối với cơ quan mà nó gây hại.
Nếu không nhanh chóng pháy hiện và điều trị bệnh nhân dẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho bản thân, cụ thể :
Những người có tai giữ bị viêm thường có hiện tượng tích mủ trong tai, từ đó sẽ tạo nên áp lực lớn đến màng nhĩ.
Nếu màng nhĩ không chống đỡ nổi sẽ dẫn đến tình trạng rách, thủng màng nhĩ và tràn dịch ra bên ngoài.
Khi các dịch này tràn ra ngoài bệnh nhân sẽ cảm thấy khó nghe, ù tai, nặng hơn là sẽ bị điếc hoàn toàn.
Trẻ em khi bị viêm tai giữa sẽ làm tác động trực tiếp đến khả năng nghe của bé. Việc không thể nghe rõ sẽ ảnh hưởng tới khả năng học nói của bé ở những người xung quanh.
Các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm sẽ trực tiếp xâm nhập vào tai và tấn công vào phần xương chũm.
Lúc này bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và bị đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Trường hợp bệnh nhân không bị vi khuẩn ăn sâu vào bên trong sẽ bị rò xuất ngoại và vùng rãnh phía sau tai.
Viêm tai giữa là một trong những nhóm bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Hiện nay, bệnh này được phân làm 3 dạng cụ thể như sau:
Viêm tai giữa cấp là bệnh nhiễm trùng khởi phát đột ngột thường đi với triệu chứng đau tai. Với những bệnh nhân này thường có thời gian ngắn.
Các triệu chứng thường thấy là sự ứ đọng bên trong tai giữa kèm theo nhiễm trùng tai. Phía trong màng nhĩ bị phình ra, chảy mủ, thủng màng nhĩ, đau tai.
Ở trẻ em sẽ có dấu hiệu dật tai, khóc nhiều, ngủ kém, sốt và ăn uống kém.
Viêm tai giữa có dịch tiết sẽ không xuất hiện các triệu chứng như trường hợp viêm tai giữa cấp. Thay vào đó, đôi khi bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu nặng tai, không thấy có dấu hiệu nhiễm trùng khi nhìn bằng mắt thường.
Với những bệnh nhân bị viêm tai giữa sinh mủ mạn tính sẽ có dấu hiệu chảy mủ ở lỗ tai. Đôi khi là do biến chứng của viêm tai giữa cấp, đồng thời bạn sẽ không có dấu hiệu đau tai.
Ở cả 3 dạng viêm ở tai giữa trên đều liên quan đến tình trạng khiếm thính của các bệnh nhân. Tình trạng viêm nhiễm có dịch tiết sẽ bị mất thính lực làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc học của trẻ. Tình trạng viêm tai giữa cấp tính hoàn toàn có thể chuyển dần sang viêm tai giữa dịch tiết hay có mủ nếu không được điều trị đúng cách.
Điều trị viêm tai giữa sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Với bệnh nhân đang ở giai đoạn sưng huyết sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh để điều trị. Vi khuẩn gây bệnh có thể là liên cầu, Hemophilus Influenza, phế cầu… nên các kháng sinh được sử dụng là kháng sinh nhóm B lactam và các loại thuốc giảm đau như otipax.
Phương pháp trích, rạch được các bác sĩ áp dụng trong trường hợp bệnh nhân chuyển sang giai đoạn ứ mủ.
Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị các bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho sử dụng các loại thuốc kháng sinh kết hợp để tiêu viêm và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Bệnh viêm tai giữa là bênh lý nguy hiểm cần theo dõi và điều trị nhanh chóng. Muốn điều trị bệnh hiệu quả bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để điều trị và tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra với bản thân.