Thực tế, vào mùa đông thời tiết thau đổi hay ngồi phòng điều hòa suốt ngày, ít vận động. Điều này khiến chân bị lạnh, máu khó lưu thông xuống chân và gây ra tình trạng tê chân.
Với trường hợp này bạn chỉ cần thường xuyên vận động thể dục, thể thao mỗi ngày, giữ chân ấm là khắc phục được.
Nhưng nếu nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể, tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bản thân.
Bệnh Raynaud là chứng bệnh gây ra cảm giác lạnh và tê ở các ngón tay, ngón chân. Điều này dễ dàng hiểu là khi bạn tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ lạnh hay gặp stress, các động mạch máu nhỏ đưa đến da bị co thắt vì thế sẽ làm máu khó lưu thông ở một số vùng khác nhau trong cơ thể.
Bệnh phổ biến ở phụ nữ và những người sống ở vùng có khí hậu lạnh giá. Bên cạnh biểu hiện bàn chân lạnh bạn còn có dấu hiệu da đổi màu sắc sang trắng, sau đó xanh và cuối cùng là đỏ khi chân ấm lên. Đồng thời, khi đó bạn sẽ thấy da bị sưng tấy và đau như bị châm chích.
Ở trường hợp bệnh nhẹ bạn có thể khắc phục bằng cách mặc nhiều lớp áo, đi tất dầy để giữ ấm. Nếu tình trạng xuất hiện thường xuyên bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc lưu thông máu. Thuốc cảm lạnh và tim mạch được chỉ định sử dụng trong trường hợp tệ hơn.
Khi tuyến giáp của bạn hoạt động kém, suy giáp, tuyến giáp không sản xuất đủ hormone nữ, để đảm bảo hoạt động cơ thể được bình thường. Lúc này bạn dễ bị lạnh chân. Ở một số người bệnh thường nhầm lẫn chúng với bệnh lão hóa hoặc stress.
Khi mắc bệnh suy giáp trạng bạn sẽ có dấu hiệu bàn chân lanh, mệt mỏi, tăng cân, hay quên, da khô và ngứa. Để điều trị bệnh các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm máy tổng quát, sử dụng thuốc hàng ngày để cải thiện tình hình.
Thiếu máu là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn lạnh chân. Điều này dễ hiểu là khi chân bạn không thể cung cấp đủ lượng oxy đi khắp cơ thể hay tứ chi. Lúc này bạn sẽ cảm thấy yếu, mệt, bàn tay, bàn chân lạnh, chóng mặt, đau đầu, da nhợt nhạt.
Các điều trị sẽ dược áp dụng bằng chế độ ăn uống dinh dưỡng đầy đủ. Bổ sung thêm sắt, axit, vitamin C vào trong cơ thể để cải thiện tình trạng.
Bệnh đông máu ngoại biên hay còn gọi là xơ vữa động mạch, lúc này ngui bệnh sẽ bị các khối xơ, mỡ tích tụ và bám vào thành của động mạch và làm máu khó lưu thông đến toàn cơ thể.
Mặc dù bệnh mất nhiều năm mới biểu hiện, nhưng bạn sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu khó chịu, đau nhức ở bắp chân. Các dấu hiệu khác bao gồm bàn chân lạnh, đỏ đau ở ngón chân và bàn chân.
Nếu có những dấu hiệu bất thường này trong cơ thể bạn nên trao đổi ngay với bác sĩ. Tránh để bệnh biến chứng nguy hiểm sẽ khó khăn trong điều trị và cuộc sống.
Tăng tiết mồ hôi là tình trạng ra mồ hôi quá thường xuyên hay liên tục ở chan, bàn tay. Việc mồ hôi liên tục được tiết ra sẽ khiến động mạch dần bị co lại, bạn nhận được ít máu hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng tay, chân lạnh.
Đái tháo đường cũng là nguyên nhân khiến bạn bị tổn thương dây thần kinh. Các triệu chứng dễ dàng nhận biết bao gồm tê bì chân tay, cảm giác bị kiến bò, nóng rát, khó chịu. Triệu chứng này xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm.
Để khắc phục tình trạng này bạn nên tráng ngâm chân vào nước nóng để làm ấm người. Đi tất khi đo ngủ, làm ấm cơ thể khi trời lạnh. Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để bảo đảm máu được lưu thông tốt nhất.
Tổn thương dây thần kinh ngoại vi do chấn thương hay các bệnh nôi khoa khác cũng khiến bàn chân của bạn bị lạnh. Đây cũng có thể là dấu hiệu của việc thiếu vitamin, bệnh gan, nhiễm trùng, rối loạn trao đổi chất, tiếp xúc với các độc tố gây ra.
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng bàn chân lạnh, tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của bạn. Vì thế, ngay khi có dấu hiệu bàn chân lạnh bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị nhanh nhất.