Viêm tuyến Bartholin có cách chữa rất đơn giản nhưng nhiều chị em không hiểu biết, nên dẫn đến biến chứng thành áp xe và các tổn thương ác tính khác.
Bartholin bao gồm hai ống có kích thước nhỏ nằm ở hai bên lỗ âm đạo. Tuyến này có chức năng tiết ra các dịch bôi trơn âm đạo khi quan hệ tình dục.
Khi mắc viêm tuyến bartholin xảy ra khi một trong 2 ống này có bị nhiễm trùng.
Nguyên nhân gây ra bệnh này là do các vi khuẩn, virus từ các bệnh phụ khoa, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục xâm nhập vào 2 ống này và gây ra viêm nhiễm.
Có khoảng 2% chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ mắc phải bệnh này. Nếu không sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, sưng đỏ vùng âm đạo.
Một khi các tuyến bartholin bị tắc nghẽn, các chất lỏng không thể lưu thông ra bên ngoài sẽ bị ứ đọng và biến chứng thành u nang, khối áp xe nguy hiểm.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm tuyến Bartholin như chất nhầy quá đặc, kích thích tình dục, các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục như:
Vệ sinh vùng kín không đúng cách làm viêm nhiễm, vi khuẩn lây lan từ hậu môn sang vùng kín và gây viêm nhiễm vùng kín, trong đó bao gồm cả tuyến Bartholin.
Các bệnh viêm nhiễm qua đường tình dục.
Chất nhầy quá đặc, các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục sẽ khiến các chất nhầy bị ứ lại bên trong và gây ra khối nang Bartholin.
Viêm tuyến Bartholin là bệnh lý thường gặp ở chị em trong độ tuổi từ 20 – 29 tuổi, các triệu chứng đi kèm phổ biến nhất hiện nay như sau:
Nốt sần nhỏ, sưng nhẹ có kích thước từ 0.64cm – 7.62cm ở vùng kín. (dễ nhầm lẫn với mụn ở bộ phận sinh dục nữ)
Nếu thấy những dấu hiệu bất thường này trong cơ thể bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh đối với sức khỏe của bản thân.
Viêm tuyến Bartholin sẽ được điều trị dựa vào tình trạng bệnh của từng người mà có cách điều trị tại nhà, bằng thuốc hay các phương pháp y khoa khác nhau, cụ thể:
Với những trường hợp bị tắc ở tuyến Bartholin bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà bằng các cách sau:
Lời khuyên dành cho bạn,
Khi có dấu hiệu bệnh viêm tuyến Bartholin bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Cách này cũng giúp bạn phân biệt được bệnh Bartholin và các bệnh lý nguy hiểm khác.
Để thông tuyến Bartholin bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị bằng hai phương pháp như sau:
Rạch bóc nang tuyến và may lại viền túi làm ống thông tuyến, điều này sẽ giúp bạn tái tạo lại nang tuyến tốt nhất.
Bóc chọn nang tuyến may mũi rời bằng chỉ tự tan, đây là biện pháp cắt bỏ toàn bộ nang tuyến.
Đồng thời khi điều trị bạn sẽ được sử dụng kết hợp với thuốc kháng viêm, giảm đau.
Sử dụng các loại thuốc như sau:
Sau 24 giờ khi sử dụng thuốc bạn hoàn toàn có thể cắt bỏ tuyến Bartholin trong cơ thể của mình.
Hi vọng, với những thông tin hữu ích về bệnh viêm tuyến Bartholin trên đây, sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe bản thân. Đồng thời, khi thấy các dấu hiệu bất thường trong cơ thể, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng nhất.