Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng đường tiết niệu bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng. Trong đó, niệu đạo và bàng quang là 2 bộ phận dễ nhiễm trùng nhất.
Nhiễm trùng đường tiết niệu có dấu hiệu dễ nhận biết, như:
– Có cảm giác đi tiểu buốt, tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít, nước tiểu chuyển sang vàng sẫm, có mùi hôi hoặc có lẫn máu.
– Đau bụng dưới âm ỉ hoặc cơn đau dữ dội, sau đó đau lan rộng ra khắp toàn thân, mức độ đau tăng lên khi quan hệ tình dục.
– Khi đường tiết niệu gặp vấn đề cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, gây chán ăn, cơ thể mệt mỏi, chán nản, suy nhược cơ thể.
Nhiễm trường đường tiết niệu là bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan trong đường tiết niệu, nguy hiểm nhất có thể gây tử vong do suy thận.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh nhiễm trùng phổ biến, khoảng 80% trường hợp do vi khuẩn Ecoli, ngoài ra còn có vi khuẩn lậu, tạp trùng, nấm Chlamydia…Vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ khiến vi khuẩn, nấm có cơ hội tấn công vào gây các bệnh viêm nhiễm, từ đó nguy cơ cao đường tiết niệu bị nhiễm trùng
Hiện chủng Ecoli kháng kháng sinh (esbl) gây ra khoảng 5 – 10% nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu.
Thói quen uống ít nước, nhịn tiểu hoặc uống quá nhiều bia rượu sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận, bàng quang. Ngoài ra, thủ dâm quá mạnh, tổn thương bộ phận sinh dục cũng khiến hệ thống đường tiết niệu bị tổn thương, dễ bị nhiễm trùng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh nguy hiểm, có thể để lại những hậu quả nặng nề như:
– Các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu nhiều, đau khi quan hệ…khiến người bệnh mệt mỏi, chán nản, suy giảm chất lượng cuộc sống và sinh hoạt tình dục.
– Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu có thể lan rộng sang các cơ quan khác, như viêm bao quy đầu, viêm tinh hoàn (nam giới), viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng (nữ giới).
– Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai, sản phụ có nguy cơ cao sinh non, sảy thai cao hơn.
– Tổn thương chức năng thận thậm chí tử vong nếu không được điều trị.
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể điều trị bằng các phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa. Tùy mức độ bệnh bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.
Một số loại kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây bệnh, kèm theo thuốc tiêu viêm, giảm đau. Không tự ý mua thuốc hoặc lạm dụng quá nhiều để tránh bệnh nhờn thuốc, sốc thuốc phản vệ.
Nhiều trường hợp không thể chữa khỏi bằng thuốc sẽ áp dụng phương pháp vật lý trị liệu. Những người mắc sỏi thận, sỏi bàng quang…sẽ điều trị ngoại khoa để loại bỏ sỏi và ngăn bệnh phát triển.
Ngoài ra, người bệnh cần xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý. Uống đủ nước, nhất là nước lọc để giúp đường tiết niệu sạch hơn nhằm hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Khi đi vệ sinh nên rửa sạch bộ phận sinh dục, mặc quần lót chất liệu nhẹ để tránh nhiễm khuẩn. Lưu ý nên không nên nhịn đi tiểu để tránh ảnh hưởng đến bàng quang.
Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu là nếu để kéo dài có thể gây suy giảm chức năng thận, thậm chí gây tử vong do suy thận. Do đó, khi có triệu chứng bất thường như tiểu buốt, nước tiểu đổi máu …người bệnh cần nhanh chóng đi khám để có phác đồ điều trị phù hợp.
Tài liệu tham khảo
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Nguyên nhân, Dấu Hiệu & Điều trị UTI – tác giả: BS Trần Thúy Vân : https://bsphukhoa-thuyvan.webflow.io/posts/nhiem-trung-duong-tiet-nieu-uti-nguyen-nhan-dau-hieu-dieu-tri-uti truy cập lần cuối ngày 24/4/2019