Bệnh viêm phổi ( Pneumonia ) là gì

bệnh viêm phổi là gì

Viêm phổi là căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, nhiều người do thiếu hiểu biết dẫn đến tử vong khi mắc phải căn bệnh này. Tìm hiểu thêm bệnh viêm phổi là gì?

Tìm hiểu về Bệnh viêm phổi ( Pneumonia ) là gì?

Viêm phổi (Pneumonia) là bệnh nhiễm trùng làm viêm túi khí ở một hoặc hai phổi. Lúc này túi khí sẽ chứa đầy chất lỏng hay có mủ.

Tác nhân hàng đầu gây bệnh Pneumonia là các loại vi khuẩn, virus và nấm gây nên, các dấu hiệu nhận biết ban đầu bao gồm ho, sốt, ớn lạnh, khó thở.

Viêm phổi – Pneumonia sẽ phát triển từ mức độ nhẹ, nặng khác nhau.

Nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Đặc biệt là trẻ sơ sinh, người già, những người có hệ miễn dịch kém.

Triệu chứng của bệnh viêm phổi (Pneumonia)

Các dấu hiệu của bệnh viêm phổi ban đầu cũng tương tự như bệnh cảm lạnh, cảm cúm thông thường, nhưng các triệu chứng sẽ kéo dài hơn rất nhiều, cụ thể:

  • Ho, có đờm mỗi khi ho;
  • Đau ngực khi ho hoặc thở;
  • Gặp các vấn đề về thần kinh (thường gặp ở người lớn tuổi);
  • Mệt mỏi;
  • Sốt;
  • Đổ mồ hôi;
  • Khó thở;
  • Thân nhiệt thấp;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Tiêu chảy.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ em đôi khi không có bất cứ dấu hiệu gì, nhưng cũng có thể gặp tình trạng sốt, mệt mỏi, khó thở, kém ăn uống.

Nếu có những dấu hiệu này, bạn nên đưa người bệnh đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Nguyên nhân mắc phải bệnh viêm phổi

Viêm phổi phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khác nhau do vi khuẩn, virus, tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh, lây chéo…cụ thể:

Viêm phổi do vi khuẩn, virus

Chủ yếu do môi trường chúng ta đang hít thở mỗi ngày. Trong khi đó, cơ thể của bạn không thể kháng được các loại virus này nên nhiễm bệnh.

Theo đó, bệnh viêm phổi do virus xuất phát từ những nguyên nhân như:

  • Streptococcus pneumoniae;
  • Chlamydophila pneumonia;
  • Legionella pneumophila.

Loại viêm phổi này diễn ra sau khi bạn bị nhiễm lạnh, cảm cúm.

Lúc này người bệnh sẽ bị ảnh hưởng đến một phần của thùy phổi và được gọi là viêm phổi thùy.

Viêm phổi do Mycoplasma

Ngay tiêu đề ta cũng biết được bệnh này do Mycoplasma Pneumoniae gây ra tuy rằng không phải vi khuẩn nhưng nó vẫn có thể khiến cho người bệnh mắc viêm phổi.

Các triệu chứng của bệnh khi nhiễm Mycoplasma Pneumoniae thường nhẹ hơn so với các dạng phổi viêm thông thường.

Bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc và nghỉ ngơi tại nhà để khắc phục bệnh nhanh chóng.

Viêm phổi do nấm

Viêm phổi do nấm là một trong những bệnh phổ biến ở bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu.

Nguyên nhân gây bệnh là do bạn hít trực tiếp các vi sinh vật vào trong cơ thể.

Các loại nấm này được phát hiện nhiều ở trong phân chim và được thay đổi tùy thuộc vào môi trường mà chúng sinh sống.

Bên cạnh đó, một loại vi khuẩn do nấm do Pneumocystis jirovecii (PCP) gây nên.

Loại nấm này thường xuất hiện ở những bệnh nhân suy giảm hệ thống miễn dịch chẳng hạn AIDS.

Viêm phổi do Virus cảm cúm

Các loại virus gây cúm và cảm lạnh là nguyên nhân phổ biến gây bệnh ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Các loại virus này thường nhẹ, nhưng đôi khi nó cũng trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm phổi lây nhiễm tại bệnh viện

Một số bệnh nhân nhiễm bệnh viêm phổi trong thời gian điều trị tại bệnh viện.

Với đường lây nhiễm này sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều, bởi người bệnh dễ mắc phải các loại vi khuẩn, virus có khả năng kháng kháng sinh nhiều hơn. (Có thể bạn chưa biết khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn do enzyme EBLS mà nó sản xuất ra- tìm hiểu thêm EBLS là gì )

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những người đang sử dụng máy thở, các thiết bị y tế sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi hơn những người bình thường.

Viêm phổi khi chăm sóc sức khỏe người bệnh

Với những người trực tiếp chăm sóc sức khỏe của người có phổi đang viêm nhiễm sẽ có khả năng cao mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

Cũng giống như viêm phổi tại bệnh viện, những người viêm phổi do chăm sóc người bệnh sẽ dễ dàng nhiễm phải các loại vi khuẩn, virus kháng thuốc kháng sinh như nhiễm khuẩn pseudomnas.

Viêm phổi do cộng đồng (CAP)

Tình trạng viêm này xảy ra khi bạn hít các loại thức ăn, uống nước, tiếp xúc với nước bọt.

Đồng thời, cơ thể bạn đang bị chấn thương hay gặp vấn đề về sức khỏe sẽ có khả năng lây bệnh rất cao.

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm phổi ( Pneumonia )?

Bệnh Pneumonia có khả năng lây nhiễm cho tất cả mọi người, nhưng một số bệnh nhân có nguy cơ lây nhiễm cao hơn bao gồm:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi;
  • Người già từ 65 tuổi trở lên.

Ngoài ra, còn một số tác nhân tăng khả năng gây bệnh viêm phổi khác bao gồm:

  • Đang điều trị tại bệnh viện;
  • Mắc các bệnh mãn tính (COPD và bệnh tim);
  • Những người thường xuyên hút thuốc;
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phổi là gì?

Pneumonia có khả năng lây nhiễm nhanh và biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh, cụ thể:

  • Nhiễm khuẩn đường máu;
  • Áp xe phổi;
  • Khó thở;
  • Suy hô hấp cấp tính;
  • Bệnh tràn dịch màng phổi;
  • Tử vong.

Như vậy, biến chứng của bệnh viêm phổi cực kỳ nguy hiểm, vì thế khi có dấu hiệu của bệnh bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và chăm sóc y tế khẩn cấp.

Có những phương pháp điều trị viêm phổi nào?

Với những bệnh nhân mắc bệnh pneumonia biến chứng cự kỳ nghiêm trọng.

Bệnh nhân nên đến bệnh viện làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh và nhận được phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Điều trị bằng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được tiêm vào tĩnh mạch để khắc phục các triệu chứng do bệnh viêm phổi gây ra.

Điều trị bệnh hô hấp

Liệu pháp này sẽ áp dụng nhiều ký thuật khác nhau để đưa thuốc trực tiếp vào phổi.

Đồng thời bệnh nhân cũng được trợ giúp bằng máy thở và thực hiện các bài tập thở khác nhau.

Liệu pháp oxy

Sử dụng trong trường hợp muốn duy trì mức oxy có trong máu của người bệnh. Đồng thời bệnh nhân sẽ được sử dụng máy thở khi cần thiết.

Ngoài phương pháp điều trị, tiêm vắc xin phòng bệnh viêm phổi hàng năm luôn là phương pháp được nhiều người lựa chọn.

Hiện tại có 2 loại vắc xin được sử dụng phổ biến là:

  • Prevnar 13 (có tác dụng chống lại 13 loại vi khuẩn);
  • Pneumovax 23 (có tác dụng chống lại 23 loại vi khuẩn);

Hi vọng, với những thông tin hữu ích về bệnh viêm phổi trên đây, sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về căn bệnh nguy hiểm này. Từ đó, có biện pháp phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất.

Tài liệu tham khảo:

Truy cập lần cuối ngày 05/03/2019 https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pneumonia/symptoms-causes/syc-20354204

Truy cập lần cuối ngày 05/03/2019 https://www.healthline.com/health/pneumonia

Truy cập lần cuối ngày 05/03/2019 https://www.nhs.uk/conditions/pneumonia/

Truy cập lần cuối ngày 05/03/2019 https://www.webmd.com/lung/understanding-pneumonia-symptoms#1

Truy cập lần cuối ngày 05/03/2019 https://medlineplus.gov/ency/article/000145.htm

Bình luận của bạn