Esbl là gì?

esbl là gì

Esbl là loại enzyme do vi khuẩn sản xuất ra nhằm chống lại sự càn quét của các loại thuốc kháng sinh trị bệnh.

Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về esbl, cùng xem nó là gì? Mức độ nguy hiểm của vi khuẩn này ra sao.

Sơ lược về Esbl là gì?

Beta-lactamase phổ mở rộng (hay viết tắt là ESBL) là một loại enzyme hoặc hóa chất hình thành nên từ một số vi khuẩn.

Enzyme ESBL có thể khiến cho một số loại thuốc kháng sinh hấp thụ vào cơ thể không hoạt động.

Việc kháng sinh mất tác dụng vô hình chung tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển và tàn phá cơ thể.

Những kháng sinh bị ESBL làm vô dụng phổ biến nhất đó là cephalosporin và penicillin, thường được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn.

Vi khuẩn dùng ESBL để chống lại thuốc kháng sinh phổ biết nhất đó là

  • Escherichia coli (E. coli ): Bình thường vi khuẩn này vô hại với hệ tiêu hóa, nhưng một khi mất kiểm soát nó có thể gây nên chứng nhiễm trùng và ngộ độc nguy hiểm.
  • Klebsiella : Thường sống trong mũi hoặc miệng, nó có thể gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tuy rằng trong thời gian đầu, E.coli hay Klebsiella vẫn có thể tiêu diệt bằng thuốc kháng sinh. Nhưng khi chúng đủ khả năng tạo ra ESBLs kháng sinh sẽ không còn là giải pháp được lựa chọn.

Ngoài ra, một số loại vi khuẩn khác cũng có thể sản xuất ra Beta Lactamase đó là:

  • Vi khuẩn K. pneumonia;
  • oxytoca;
  • Proteus mirabilis ;
  • Samonella;
  • Pseudomonas aeruginosa.

Esbl nguy hiểm như thế nào?

Tính chất nguy hiểm của vi khuẩn esbl được đánh giá cao hơn cả căn bệnh thế kỉ AIDS.

Theo báo cáo của trung tâm phòng chống bệnh tật Châu Âu thù mỗi năm có khoảng 25 ngàn bệnh nhân chết vì nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh tăng 6 lần từ năm 2015 – 2019. Các vi khuẩn kháng kháng sinh bao gồm MRSA và vi khuẩn tiết ra ESBZ.

Trong thời gian gần đây xuất hiện một loại vi khuẩn New Delhi Metallo Beta lactamase 1 (NDM-1).

Đây là loại vi khuẩn vô cùng, vô cùng nguy hiểm bởi không có loại thuốc kháng sinh nào có thể tiêu diệt tận gốc chúng đồng nghĩa với cơ chế sản xuất Esbl của nó rất mạnh.

Với NDM-1, các chuyên gia y tế chỉ định cho người bệnh sử dụng nhóm thuốc kháng sinh có mạnh nhất hiện nay là carbapenem.

Các chủng vi khuẩn có gen NDM-1 xuất phát từ Ấn Độ và lây lan ra các nước như Anh, Nhật Bản, Mỹ, thậm chí ở Việt Nam đã phát hiện được một vài trường hợp.

Theo báo cáo của ASTS (một chương trình theo dõi kháng sinh) năm 2016 cho biết, các loại vi khuẩn phát hiện ở nước ta bao gồm:

  • Vi khuẩn E.coli;
  • Trực khuẩn mủ xanh;
  • Klebsiella;
  • baumannii;
  • Tụ cầu vàng.

Các loại vi khuấn này có tỷ lệ kháng kháng sinh rất cao nếu dùng các loại thuốc kháng sinh thông thường được dùng trong bệnh viện với các số liệu được báo cáo như sau:

Nhóm carbapenem: imipenem (76,5%) và meropenem (81,3%).

Nhóm cephalosporin có tỷ lệ kháng thuốc trên 80% trong đó:

  • Kháng thuốc kháng sinh cefepim: 83,9% với
  • Kháng thuốc kháng sinh ceftazidin: 86,7%;
  • Kháng thuốc kháng sinh cefotaxim: 88%;
  • Kháng thuốc kháng sinh ceftriaxone: 93,1%.

Trên thực tế, thuốc kháng sinh là giải pháp điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn gây nên.

Nhưng việc lạm dụng thuốc đã làm sản sinh ra rất nhiều các loại vi khuẩn kháng thuốc.

Mỗi khi có vi khuẩn kháng thuốc mới, con người sẽ phải nghiên cứu và tìm tòi ra loại thuốc mới để chống lại các loại vi khuẩn này.

Nhưng có thể thấy, thực trạng kháng thuốc kháng sinh đã gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như gia tăng tỷ lây nhiễm và tử vong nếu không có thuốc điều trị bệnh kịp thời.

Esbl gây ra những bệnh lý nguy hiểm nào?

Bệnh nhân nhiễm khuẩn esbl sẽ gặp một số tình trạng sức khỏe và các triệu chứng bệnh nguy hiểm đi kèm như:

  • Bệnh tiêu chảy;
  • Nhiễm trùng da;
  • Nhiễm trùng máu;
  • Viêm phổi;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu;

Khi gặp các dấu hiệu bất thường trong cơ thể, bạn nên đến gặp bác sĩ để có cách xử trí kịp thời.

Tránh việc tự ý dùng thuốc sẽ làm tăng khả năng kháng thuốc của các loại vi khuẩn này.

Nguyên nhân khiến vi khuẩn sản xuất beta lactamase là gì

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất hiện các loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh esbl như sau:

  • Lạm dụng kháng sinh bừa bãi;
  • Kê đơn thuốc kháng sinh của bác sĩ;
  • Lạm dụng kháng sinh trong quá trình chăn nuôi;
  • Lây chéo vi khuẩn kháng kháng sinh khi tiếp xúc với người bệnh;
  • Tự chẩn đoán và mua kháng sinh điều trị tại nhà.

Để tránh dẫn đến kháng thuốc, khi muốn sử dụng kháng sinh bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và sử dụng loại thuốc phù hợp nhất.

Mặt khác, trong quá trình sử dụng thuốc bạn nên dùng đúng liều lượng, không tự ý tăng liều lượng hay dừng thuốc đột ngột sẽ dẫn đến tình trạng vi khuẩn chưa được tiêu diệt hoàn toàn sẽ có cơ hội tái phát và kháng thuốc cao hơn.

Triệu chứng nhiễm ESBL là gì

Các triệu chứng của nhiễm ESBL phụ thuộc vào loại vi khuẩn đã tạo ra ESBL đó.

Nếu bạn bị nhiễm trùng cơ quan bài tiết, bạn có thể phải đi tiểu nhiều hơn hơn bình thường kèm theo triệu chứng nóng rát.

Nếu bạn bị nhiễm trùng da với ESBL, bạn có thể thấy vùng da nhiễm khuẩn đó bị đỏ xung quanh vị trí bị nhiễm còn có thể có mủ.

Nếu nhiễm trùng trong ruột của bạn, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Ăn không ngon
  • Đại tiện ra máu;
  • co thăt dạ day;
  • bệnh tiêu chảy;
  • đầy hơi;
  • sốt.

Nếu nhiễm ESBL đã xâm nhập vào máu của bạn, bạn có thể có một hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Choáng váng;
  • sốt;
  • cảm giác ớn lạnh;
  • buồn nôn;
  • khó thở.

Hạn chế tình trạng vi khuẩn dùng Esbl kháng thuốc

Như đã nói ở trên vi khuẩn beta lactamase có khả năng chống lại tất cả các loại thuốc kháng sinh thường dùng.

Vì thế, trong quá trìn điều trị bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các loại kháng sinh liều mạnh thay thế như:

  • Carbapenems;
  • Fosmycin;
  • Ntroffyratoin;
  • Cephamycins;
  • Thuốc không có beta lactamase;
  • Các loại thuốc giúp ức chế beta lactamase;
  • Thuốc colistin.

Cách phòng Esbl

Để khắc phục tình trạng kháng thuốc kháng sinh, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc như sau:

  • Không sử dụng thuốc kháng sinh khi bị cảm cúm thông thường chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ kê đơn.
  • Không sử dụng kháng sinh quá liều hay tự ý ngừng sử dụng thuốc khi đang điều trị bệnh.
  • Dùng đúng loại thuốc kháng sinh cho mỗi bệnh lý khác nhau, không tự chẩn đoán và mua kháng sinh về sử dụng. Điều này sẽ làm thuốc không phát huy được tác dụng điều trị bệnh tốt nhất.

Hi vọng, với những thông tin về esbl là gì trên đây, sẽ giúp bạn chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Đồng thời, khi dùng thuốc kháng sinh bạn nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc và nhiễm các vi khuẩn nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân.

Tài liệu tham khảo:

Truy cập lần cuối ngày 21/02/2019 https://www.healthline.com/health/esbl

Truy cập lần cuối ngày 21/02/2019 https://www.gha.gi/wp-content/uploads/Infection-Control-ESBL-Factsheet-HPA.pdf

Truy cập lần cuối ngày 21/02/2019 https://www.medicalnewstoday.com/articles/319535.php

Truy cập lần cuối ngày 21/02/2019 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2946684/

Bình luận của bạn