U nang bã nhờn là gì

u nang bã nhờn

U nang bã nhờn là loại u nang không phải ung thư phổ biến của da. U nang là những bất thường trong cơ thể có thể dịch nhầy lỏng hoặc bán lỏng.

U nang bã nhờn (Keratin) thường được tìm thấy trên mặt, cổ, bộ phận sinh dục hoặc thân người.

Keratin phát triển chậm và không đe dọa đến tính mạng, nhưng chúng có thể trở nên khó chịu nếu chúng không được kiểm soát và chúng không phải nguy cơ phát triển thành ung thư

Kích thước của u bã nhờn khoảng 0.6 – 5m, hình dáng giống như một vết sưng nhỏ, màu nâu nhạt đến vàng và có mùi.

Nguyên nhân gây bệnh u nang bã nhờn là gì

Bã nhờn xuất hiện khi các tế bào biểu bì được hình thành và tiết ra chất keratin protein bên trong gây ra.

Ngoài ra, còn một số nhân tố quyết định đến sự gia tăng bất thường của các tế bào bao gồm:

  • Thiệt hại nang lông do chấn thương, trầy xước, vết thương phẫu thuật làm chặn các tế bào gốc phát triển.
  • Vỡ tuyến bã nhờn do viêm da và mụn trứng cá.
  • Phát triển khuyết tật do các tế bào gốc dùng để hình thành da, tóc, móng tay bị kẹt trong các tế bào hình thành mô khác.
  • Do di truyền thường do các hội chứng Gardner và hội chứng nevus tế bào đáy.
  • Tuổi dậy thì.
  • Tiền sử bị mụn.
  • Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
  • Bị viêm da.

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh u nang bã nhờn. Vì thế, bạn cần chăm sóc sức khỏe, tránh tiếp xúc với môi trường nắng, khói bụi làm tăng tuyến bã nhờn trên cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết u nang bã nhờn

Dấu hiệu nhận biết u nang bã nhờn tương tự như mụn và các bệnh lý viêm da bình thường nên rất dễ bị nhầm lẫn:

  • U nang tròn, bướu nhỏ.
  • U màu trắng, vàng.
  • Kích thước từ nhỏ từ vài mm đến 5 cm.
  • Xảy ra ở bất cứ vị trí mặt, cổ, bộ phận sinh dục, thậm chí cả móng tay.
  • Mụn nhỏ bóp ra có nhân trắng như màu bã đậu.
  • Dịch màu có mùi hôi.
  • Mẩn đỏ, sưng quanh u nang.

Cách xử trí khi bị u nang bã nhờn  

Như đã nói ở trên u nang bã nhờn không nguy hiểm đến tính mạng và không cần điều trị.

Chỉ khi u nang bị viêm, vỡ hay bị nhiễm bệnh bạn nên lựa chọn các cách điều trị như sau:

Sử dụng Corticosteroid tiêm

Thuốc Corticosteroid được tiêm trực tiếp vào cơ thể để ngăn chặn viêm nhiễm và sự phát triển của khối u nang.

Mổ thoát nước

Khi bệnh nhân có khối u nang to, không thể xử lý bằng thuốc được.

Do đó, bạn sẽ được chỉ định mổ cho dịch chảy ra bên ngoài để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, cách điều trị này vẫn có khả năng tái phát trở lại sau khi chữa.

Cắt bỏ khối u

Kỹ thuật cắt bỏ khối u có thể loại bỏ hoàn toàn u nang mà không bị tái phát trở lại. Cắt bỏ khối u được thực hiện khi nang lông không bị viêm.

Trong quá trình điều trị bệnh nhân sẽ được sử dụng kết hợp với thuốc kháng sinh, corticoid hoặc vết rạch thoát nước để thực hiện cắt bỏ khối u.

Yêu cầu cắt bỏ chỉ khâu trong vòng 1 tuần, đồng thời lúc này sẽ tiến hành loại bỏ u ở các vùng khác của cơ thể.

Cắt bỏ tối thiểu

Ở một số bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng phương pháp loại bỏ hoàn toàn các thành của u nang.

Để thực hiện thủ thuật các bác sĩ sẽ loại bỏ các vết mổ nhỏ trong u nang và loại bỏ các bức thành u nang thông qua các vết mổ này.

Laser

Sử dụng tia laser để tạo ra một lỗ nhỏ để dẫn lưu nang của nó (các thành bên ngoài của u nang được loại bỏ khoảng một tháng sau đó).

Với những thông tin hữu ích về u nang bã nhờn trên đây sẽ giúp bạn biết cách xử trí khi xuất hiện các u này. Đồng thời, tránh hạn chế phơi nắng, tiếp xúc với khói bụi để phòng tránh và ngăn ngừa nhiễm trùng trên da.

Tài liệu tham khảo

Truy cập lần cuối ngày 23 – 01 -2019 https://www.healthline.com/health/sebaceous-cyst

Truy cập lần cuối ngày 23 – 01 -2019 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4668472/

Truy cập lần cuối ngày 23 – 01 -2019 https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sebaceous-cysts/symptoms-causes/syc-20352701

 

Bình luận của bạn