Gót chân khô, nứt nẻ là tình trạng thường gặp ở cản nam và nữ, nó phổ biến nhất vào những ngày mùa đông. Việc gót chân bị nứt không quá nguy hiểm, nhưng nó gây khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người.
Dưới đây là 7 nguyên nhân khiến cho gót chân của bạn bị nứt nẻ và thô ráp, cùng tìm hiểu chúng ngay sau đây thôi nào !
Thiếu nước trong cơ thể là nguyên nhân hàng đầu khiến do da chân khô ráp, nứt nẻ. Nhất là vào thời điểm mùa đông, cơ thể bạn không đủ cung cấp nước cho cơ thể, gót chân sẽ trở nên khô cứng và hình thành vết nứt, rãnh ở gót chân. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến chảy máu, viêm nhiễm cực kỳ khó chịu.
Để cải thiện tình hình bạn nên uống đủ nước từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Kết hợp thoa kem dưỡng ẩm cho vùng gót chân, nhằm giữ cho gót luôn được mịnh màng.
Không chỉ có mặt mà chân cũng là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, vi khuẩn và các tác nhân gây hại cho cơ thể. Khi chân bạn không được sạch sẽ, các vi khuẩn sẽ có điều kiện xâm nhập vào lỗ chân lông gây ra tình trạng viêm nhiễm, lở loét.
Vì thế, nếu bạn muốn sở hữu đôi chân thon gọn, khỏe mạnh bạn nên thường xuyên giữ cho đôi chân sạch sẽ. Có rất nhiều cách chăm sóc da chân như tẩy da chết, ngâm chân cùng nước muối ấm, sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để bảo vệ tốt nhất cho đôi chân của mình.
Bạn làm trong môi trường thường xuyên phải di chuyển quá nhiều cũng là tác nhân khiến chân bạn dễ bị nứt nẻ và chai sạn hơn.
Điều này có thể dễ dàng hiểu là khi đó chân của bạn phải chịu một tác động cực kỳ lớn khiến chân bị chùng xuống và xuất hiện nhiều nếp nhăn.
Mặt khác khi chân bạn bị chà xát quá nhiều trong quá trình di chuyển sẽ làm bào mòn da và khiễn chân dễ tổn thương hơn.
Bạn đang theo dõi bài viết Nứt gót chân nguyên nhân là gì của Hanoiwell.com
Cách tốt nhất khi làm công việc có tính chât di chuyển nhiều bạn nên sử dụng giầy thể thao, hạn chế đi lại, mang dép cả ở công ty và ở nhà để bảo vệ tốt nhất cho đôi chân của mình.
Một dôi dày, dép quá chật sẽ làm chân bạn bị cọ sát khá nhiều khi di chuyển. Từ đó, bạn sẽ rất khó trong việc lưu thông và khiến da sần, nứt nẻ dễ hơn. Bên cạnh đó, không mang giày đúng kích cỡ sẽ làm bạn đau chân và khó vận động, di chuyển hơn.
Để khắc phục được tình trạng này, bạn nên chọn đôi dép phù hợp với kích cỡ đôi chân. Tránh mua giày quá chật, quá lòng sẽ làm vết thương ở chân thêm tệ hơn.
Nhiều chị em không thường xuyên để ý đến việc chăm sóc da chân của mình. Điều này làm cho tình trạng nứt gót trở nên tệ hơn. Vì thế, cách tốt nhất là bạn nên tập thói quen ngâm chân bằng nước ấm, sử dụng mặt nạ dưỡng da để khắc phục tình hình.
Ở những người mắc bệnh nấm ở chân, tay, nứt nẻ gót chân, bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị nhanh chóng. Bởi nếu để nấm phát triển kéo dài thì rất dễ bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
Tia cực tím từ ánh mặt trời sẽ gây hại trực tiếp đến là da của bạn. Nếu thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời sẽ làm da khô rát, sưng đỏ mà còn có nguy cơ nứt gót chân trầm trọng.
Bệnh Eczema là bệnh ngứa da thường gặp trong mùa thu đông. Những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này sẽ có dấu hiệu ngứa, nổi mẩn đỏ, xuất hiện mụn nước, ngứa ngáy, khó chịu ở da… Mặc dù nguyên nhân chính là do thời tiết, nhưng có một số người do dị ứng xà phòng, các chất tẩy rửa, thực phẩm gây nên.
Như vậy với những nguyên nhân khiến da chân của bạn bị nứt gót chân trên đây, sẽ giúp bạn chủ động trong việc cải thiện tình trạng nứt nẻ và chăm sóc sức khỏe bản thân tốt nhất.