Phấn hoa là một sản phẩm dùng trong quá trình sinh sản của nhiều loại thực vật thụ tinh nhờ gió như hoa, cỏ hay thậm chí là cả cây thân gỗ lớn như bạch dương, sồi…
Cùng với khói bụi, lông động vật, đây là tác nhân gây dị ứng phổ thường gặp hơn cả.
Tùy theo từng loại cây mà lượng phấn phóng ra là khác nhau. Các hạt phấn này theo gió bay ra ngoài không khí và thường xâm nhập vào cơ thể thông qua quá trình hô hấp.
Điều này sẽ làm xuất hiện tình trạng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu… được gọi là dị ứng phấn hoa.
Theo các bác sĩ, không phải tất cả mọi người đều có những biểu hiện của việc dị ứng phấn hoa mà điều này chỉ xảy ra ở một số đối tượng. Ở những người này, khi hít phải phấn hoa qua đường hô hấp, kháng nguyên và kháng thể gặp nhau sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra histamin – một loại chất gây ra các triệu chứng dị ứng nêu trên.
Thực tế, những biểu hiện bị dị ứng không kéo dài mà thường lặp đi lặp lại theo mùa ở thời điểm các loại thực vật bắt đầu thụ phấn. Ở cây thân gỗ như sồi, bạch dương thì vào mùa xuân. Còn các dấu hiệu dị ứng phấn của các loại cây thân cỏ xảy ra ở mùa hè nhiều hơn.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bị dị ứng quanh năm thay vì chỉ chỉ bị ở một vài mùa nhất định.
Giống như việc dị ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên khác như khói bụi, lông động vật, dị ứng do phấn hoa gây ra thường làm xuất hiện những hiện tượng khó chịu như:
Đây là những biểu hiện rất dễ thấy. Và tùy vào cơ địa từng người mà mức độ xuất hiện của chúng có sự nặng nhẹ khác nhau.
Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng những triệu chứng trên lại làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Ngoài ra, có nhiều ý kiến cho rằng, phấn hoa là tác nhân gây ra viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng.
Xem thêm nguyên nhân gây viêm múi dị ứng khác
Khác với những dấu hiệu trên, những bệnh lý này có thể kéo dài dai dẳng hay thậm chí tiến triển thành mãn tính và gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Do vậy, nếu bị dị ứng do phấn hoa, không nên chủ quan mà cần chú ý cẩn trọng.
Dị ứng phấn hoa gây khá nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.
Cách tốt nhất để tránh bị dị ứng là tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Do vậy, những đối tượng có tiền sử mắc bệnh cần:
Bên cạnh đó, khi thấy có những biểu hiện bị dị ứng, cần tìm tới bác sĩ để được hỗ tợ đúng cách.
Dựa trên từng tình trạng và biểu hiện cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị tương ứng thích hợp, bao gồm:
Trên đây là một số thông tin về tình trạng dị ứng phấn hoa xin được giới thiệu tới bạn đọc.
Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích nhiều hơn khi bạn hay người thân bị dị ứng. Hãy ghi nhớ và áp dụng khi cần thiết nhé !