Trẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt

trẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt

Rét run, lạnh tái xanh, hạ huyết áp, mạch nhanh nhỏ, đi tiểu ít, hôn mê… là một trong những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt không nên xem thường.

Hạ thân nhiệt sau sốt là gì?

Hạ thân nhiệt là hiện tượng trẻ sơ sinh rét run, da lạnh tái xanh, hạ huyết áp. Khi hạ thân nhiệt trẻ sẽ bị cứng bì, thở nhanh, mắt lờ đờ, tim đập chậm.

Nếu để lâu trẻ sẽ có da tái nhợt, đầu chân, tay co cứng, rối loạn ý thức, cơ thể hôn mêm, mất phản xạ ánh sáng.

So với việc trẻ bị sốt thì những trẻ bị hạ thân nhiệt là hiện tượng nguy hiểm hơn nhiều. Chính vì thế, khi có dấu hiệu cơ thể hạ nhiệt các bậc cha mẹ nên mang trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết hạ thân nhiệt ở trẻ

Chứng hạ thân nhiệt ở trẻ với dấu hiệu dễ dàng nhận biết đó là nhiệt độ cơ thể bị giảm đột ngột, rét run, ớn lạnh… đồng thời trẻ cũng sẽ có một số triệu chứng đi kèm sau đây:

Tay, chân lạnh ngắt

Khi trẻ hạ thân nhiệt tay chân sẽ lạnh ngắt, tím tái ở các đầu ngón tay kèm theo dấu hiệu cứng đơ. Nếu thân nhiệt của trẻ giảm nhiệt độ xuống còn 28 độ C sẽ có các dấu hiệu như:

  • Hôn mê,
  • Đồng tử giãn,
  • Mất phản xạ với ánh sáng.

Mệt mỏi, khó chịu

Trẻ có dấu hiệu không ăn, không bú, bị nhiễm khuẩn và thường xuyên ngủ li bì, khó thở.

Huyết áp giảm

Khi huyết áp bị suy giảm trẻ sẽ thấy choáng váng, chóng mặt, trong một số trường hợp sẽ bị hạ thân nhiệt, rối loạn nhịp tim và chậm thở.

Để xác định thân nhiệt của trẻ bạn sẽ mang trẻ đến bệnh viện đo nhiệt độ, xét nghiệm đường máu, CRP máu, cấy máu… Từ đó, xác định được trẻ có bị hạ thân nhiệt hay không. Theo đó, mức hạ thân nhiệt sẽ được xác định như sau:

– Từ 35 – 34 độ C: Trẻ hạ thân nhiệt ở mức độ nhẹ.

– Từ 34 – 32 độ C: Trẻ bị hạ thân nhiệt mức độ trung bình.

– Từ 32 – 25 độ C: Trẻ bị hạ thân nhiệt mức độ nặng.

– Dưới 25 độ C là dấu hiệu hạ thân nhiệt ở mức độ cảnh báo nguy hiểm.

Nguyên nhân gây hạ thân nhiệt ở trẻ

Sinh non và nhẹ cân

Ở những trẻ sơ sinh được mẹ sinh ra mới đủ 28 tuần sẽ có nguy cơ bị hạ thân nhiệt khá cao. Trong đó, cân nặng cũng đóng vai trò khiến trẻ dễ dàng bị hạ thân nhiệt cụ thể: Khi trẻ nặng khoảng 1,5 kg hoặc thấp hơn có khả năng bị hạ thân nhiệt lên đến 78%.

Mặt khác, một sô yếu tố khác tác động đến sức khỏe của trẻ như sau:

– Thiếu chất béo

– Hệ thống thần kinh chưa trưởng thành.

– Chưa hoàn thiện khả năng dẫn nhiệt.

Môi trường sinh lạnh

Hạ thân nhiệt thường xảy ra với những trẻ chưa đủ tháng, nhưng cũng có thể xảy ra với những trẻ đã sinh đủ tháng. Điều này dễ dàng lý giải, khi trẻ được sinh ra trong một không gian lạnh sẽ làm nhiệt độ cơ thể của trẻ bị giảm mạnh.

Nếu bé của bạn sinh ra trong bệnh viện và bị hạ thân nhiệt do môi trường, thì bạn khắc phục bằng những cách sau:

– Làm khô em bé sau khi sinh.

– Đặt em bé trong nôi với nhiệt độ ấm áp.

– Sử dụng chăn và đệm được ủ nóng.

– Khuyến khích đặt trẻ liền kề với da của mẹ để nhanh chóng được truyền hơi ấm.

– Không nên tắm cho trẻ trong 12 giờ sau khi sinh.

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ có ít glucose hay đường trong máu để lưu thông bình thường. Sở dĩ Glucose rất quan trọng vì nó đóng vai trò làm năng lượng giữ ấm cho trẻ.

Mắc bệnh nhiễm trùng

Một số trẻ từ khi sinh ra đã gặp phải các bệnh nhiễm trùng cực kỳ nghiêm trọng như: viêm màng não, viêm màng máu dẫn đến sốt và hạ nhiệt độ trong cơ thể.

Mặt khá đây là những bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ. Vì thế, khi có các dấu hiệu da nhợt nhạt, sần sùi, sạm màu, ăn kém, tay chân lạnh, thở nhanh… mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Cách xử lý khi trẻ bị hạ thân nhiệt

Khi bố mẹ phát hiện thấy trẻ bị hạ thân nhiệt, mẹ nên tiến hành sơ cứu ngay để làm ấm cơ thể cho trẻ, cụ thể:

– Làm ấm cơ thể bằng cách đội mũ, quấn tã, đắp chăn ấm, đưa trẻ đến nơi ấm áp.

– Ôm bé và cho bé bú hay vắt sữa và cho uống bằng muỗng.

– Nếu trẻ bị ướt nhanh chóng làm khô và thay đồ ấm cho trẻ.

– Tăng nhiệt độ phòng bình thường, không nên tăng, giảm nhiệt độ một cách đột ngột.

– Khi trẻ bị hạ thân nhiệt mẹ nên sơ cứu trẻ và hỗ trợ hô hấp nhanh chóng cho trẻ.

– Đưa trẻ đến bệnh viện nếu thấy các dấu hiệu bất thường.

Ngoài ra, nước rau má cũng có tác dụng hạ sốt vô cùng hiệu quả- xem chi tiết trong bài viết Uống nước rau má có tác dụng gì? 

Hi vọng, với những thông tin hữu ích về trẻ bị hạ thân nhiệt sau sốt trên đây, sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc sức khỏe của trẻ tốt nhất. Đồng thời, khi thấy dấu hiệu bất thường trong cơ thể bạn nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

Identifying and Treating a Low Body Temperature in Babies https://www.healthline.com/health/parenting/baby-temperature-low – Truy cập lần cuối: 07/01/2019

Hypothermia https://www.nhs.uk/conditions/hypothermia/ – Truy cập lần cuối: 07/01/2019

Bình luận của bạn