Người nóng nhưng không sốt là bệnh gì?

người nóng nhưng không sốt

Khi có dấu hiệu người nóng nhưng không sốt bạn nên cẩn thận, bởi đây là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bản thân.

Nóng trong người là bệnh có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Nguyên nhân gây bệnh là do người bệnh bị giảm chức năng gan, thận suy yếu, không thể thải được chất độc ra khỏi cơ thể…

Tuy nhiên, hiện tượng nóng trong khi không sốt không quá nguy hiểm, nhưng nó là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau trong cơ thể.

Bệnh có dấu hiệu người nóng nhưng không sốt

Hạ đường huyết tiểu đường

Khi lượng đường trong máu của bạn có vấn đề cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ thấy cơ thể nóng bức. Hiện tượng này xảy ra khi lượng đường trong máu quá thấp, cơ thể sẽ phải cố gắng cân bằng lại lượng đường trong cơ thẻ, mồ hôi sẽ ra nhiều và bạn sẽ có cảm giác bốc hỏa, khó chịu.

Nhiệt độ bình thường của người lớn là bao nhiêu?

Rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu thường có các biểu hiện lo lắng, vã mồ hôi, nóng nực trong người như bị sốt. Cảm giác lo lắng không chỉ đơn thuần là cảm xúc bình thường của con người mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn.

Bệnh cường giáp

Tuyến giáp của bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc bạn cảm thấy nóng hay lạnh. Ở những người cường giáp, cơ thể bạn sẽ sản xuất rất nhiều hormone tuyến giáp. Từ đó, làm tăng quá trình trao đổi chất và các chức năng khác trong cơ thể của bạn.

Khám phá thêm: Người lúc nào cũng nóng là bệnh gì

Hyperhidrosis

Hyperhidrosis là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều, ngay cả khi bạn không di chuyển hay vận động. Mồ hôi sẽ xuất hiện nhiều ở cổ, nách, da đầu, chân, tay…

Hyperhidrosis là nguyên nhân khiến cơ thể bạn luôn nóng và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Để khắc phục tình trạng này bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống mồ hôi theo toa, điều trị bằng phương pháp laser và tiêm Botox để ngăn mồ hôi tiết ra quá mức.

Ung thư

Nóng trong người nhưng không sốt cũng có thể là biểu hiện của bệnh ung thư. Mặc dù trường hợp này rất hiếm gặp, nhưng không thể loại trừ trường hợp này, ở những bệnh nhân bị ung thư bạch cầu, ung thư hạch… sẽ xuất hiện các dấu hiệu đổ mồ hôi, cơ thể nóng bất thường vào buổi đêm,

Nếu bạn thường xuyên bị ra mồ hôi quá nhiều mà không phải do nóng sốt, mặc nhiều quần áo. Khi đó bạn nên nói chuyện với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể nhất.

Do tác dụng phụ từ thuốc

Sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc opioid, thuốc tiểu đường cũng là nguyên nhân khiến bạn bị nóng trong người. Nếu xuất hiện tình trạng này bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để cải thiện tình hình.

Tiền mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ sẽ xuất hiện những cơn nóng bất thường. Điều này là do nồng độ estrogen trong cơ thể giảm, các hormone cũng giảm và gây ra triệu chứng khiến bạn đổ mồ hôi, thay đổi tâm trạng và rất nhiều triệu chứng khác như đau đầu, mệt mỏi, khó ngủ.

Tóm lại, nếu bạn cảm thấy nóng trong người do môi trường, vận động, thì bạn không nên lo lắng. Chỉ khi thấy cơ thể ra nhiều mồ hôi, nóng bức bất thường ngay cả khi không vận động. Lúc này bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Nguồn tham khảo:

Truy cập lần cuối ngày: 31/12/2018 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK279455/

Bình luận của bạn