Bệnh táo bón là gì?

Táo bón là việc gặp khó khăn khi đi tiêu, bệnh cần được sớm phát hiện để ngăn chặn nó trở thành mãn tính và khó điều trị. Vậy bệnh táo bón là gì?

Bệnh táo bón là gì?

Táo bón xảy ra khi bạn đi đại tiện khó khăn và mỗi lần đi có khoảng cách khá xa. Trên thực tế, nhu cầu đi vệ sinh của từng người sẽ không tuân thủ theo bất cứ nguyên tắc gì, nhưng nếu nếu bạn đi đại tiện thấp hơn 3 lần 1 tuần chứng tỏ bạn đang mắc chứng táo bón.

>>> Xem thêm nguyên nhân bị chuột rút

Nguyên nhân gây táo bón?

Thông thường đại tràng sẽ có nhiệm vụ hấp thụ nước từ thức ăn còn sót lại mỗi khi nó đi qua hệ thống tiêu hóa. Lúc này nó sẽ tạo ra phân và đẩy vào trực tràng để tống ra bên ngoài. Tuy nhiên, nếu bạn bị táo bón phân này sẽ ở trong đại tràng và gây khó khăn khi loại bỏ chúng ra bên ngoài. Theo đó, nguyên nhân chính gây nên táo bón là do:

Thiếu chất xơ

Chế độ ăn uống kém và không ăn rau, củ quả là tác nhân hàng đầu gây táo bón. Hầu hết chất xơ tồn tại ở dạng hòa tan và không hòa tan trong nước. Nó tương tư như gel khi đi quan hệ thống tiêu hóa của con người.

Các chất xơ hòa tan sẽ giữ lại cấu trúc khi đi qua hệ tiêu hóa. Ngược lại các chất xơ hòa tan sẽ làm mềm phân và khiến cho chúng dễ dàng đi ra bên ngoài.

Không tập luyện thể dục, thể thao

Theo các chuyên gia những người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên sẽ ít khi bị táo bón. Về cơ bản cơ bắp rất tốt cho nhu động ruột, nhưng nếu các cơ này yếu chúng không thể thực hiện tốt vai trò của mình.

Ảnh hưởng của các loại thuốc

Sử dụng các loại thuốc cũng là tác nhân khiến bạn dễ bị táo bón. Chúng bao gồm các loại thuốc như sau:

– Thuốc giảm đau gây nghiện (opioid) như: hydromorphone (Dilaudid), codein (Tylenol) và oxycodone (Percocet).

– Các loại thuốc chống trầm cảm như amitriptyline (Elavil) và imipramine (Tofranil).

– Các loại thuốc chống co giật được bác sĩ kê đơn như thuốc phenytoin (Dilantin) và carbamazepine (Tegretol)

– Các loại thuốc chặn kênh canxi như thuốc diltiazem (Cardizem) và nifedipine (Procardia).

– Các thuốc kháng axit có chứa thành phần nhôm bên trong như thuốc Amphojel và Basaljel.

Các loại thuốc lợi tiểu chlorothiazide (Diuril).

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng nhu động ruột trở nên chậm chạp và căng thẳng. Đôi khi nó khiến bạn khó chịu và khó tiêu. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ có thêm một số biểu hiện như:

  • Chuột rút.
  • Tiêu chảy.
  • Đầy hơi.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bạn thường xuyên đi du lịch khiến thói quen sinh hoạt bị thay đổi. Nó sẽ làm hệ tiêu hóa của bạn bị ảnh hưởng và gây ra các vấn đề về táo bón.

Mặt khác, các bữa ăn được sắp xếp vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, cũng làm thay đổi thói quen đi vệ sinh hàng ngày của bạn.

>>> Khám phá uống sữa nhiều có tốt không?

Lạm dụng thuốc nhuận tràng

Nhiều người luôn mang trong mình suy nghĩ nên đi vệ sinh mỗi ngày và sử dụng thuốc nhuận tràng để hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu bạn dùng quá thường xuyên sẽ khiến cơ thể dần quen và khó đi vệ sinh bình thường nếu như không dùng loại thuốc này.

Không đi vệ sinh khi cần thiết

Hầu hết các bác sĩ khuyên bạn nên đi vệ sinh khi có nhu cầu. Nhưng nếu do một nhân tố nào đó tác động khiến bạn bỏ qua sự thôi thúc của nhu động ruột. Nếu càng để lâu, chất thải càng trở nên khô cứng và khó đào thải ra bên ngoài.

Không uống đủ nước

Trên thực tế nước không thể chữa táo bón, nhưng nó cũng có thể giảm được triệu chứng đáng kể của bệnh. Bạn cũng nên lưu ý không nên dùng các loại đồ uống có ga và rượu, bởi nó khiến cơ thể bạn mất nước và làm tình trạng bệnh trở nên tệ hơn.

Các vấn đề với đại tràng hoặc trực tràng

Bệnh nhân gặp một số vấn đề về trực tràng cũng có khả năng mắc bệnh táo bón cao như:

  • Mô sẹo.
  • Túi thừa.
  • Hẹp đại trực tràng.
  • Bệnh nhân mắc bệnh Hirschsprung.

Một số bệnh và điều kiện

Một số bệnh sẽ có xu hướng làm chậm lại sự di chuyển của phân qua đại tràng, hậu môn như:

  • Bệnh đa xơ cứng (MS).
  • Bệnh Parkinson.
  • Đột quỵ.
  • Chấn thương tủy sống.
  • Urê huyết.
  • Tiểu đường.
  • Tăng canxi máu.
  • Xơ cứng bì.
  • A
  • Ung thư.

Các triệu chứng của bệnh táo bón là gì?

Theo tiêu chuẩn của NICE vào năm 2010, bệnh táo bón được quy định dựa trên các tiêu chí như sau:

  • Mỗi tuần đi tiêu dưới 3 lần.
  • Phân cứng, to hoặc rất to. Bệnh nhân đi vệ sinh không thường xuyên và mỗi lần di có thể gây tắc bồn cầu.
  • Đau bụng, khó chịu và cảm thấy khá căng thẳng mỗi lần đi nặng.
  • Phân cứng gây chảy máu ở hậu môn mỗi lần đi.
  • Mỗi lần muốn đi vệ sinh sẽ phải rặn, nín thường xuyên.
  • Bệnh nhân đã từng có tiền sử mắc bệnh táo bón từ trước.
  • Có hiện tượng nứt hậu môn, tiểu đau và chảy máu.

Chứng táo bón này sẽ xuất hiện nhiều ở người không tập luyện thể dục, tuổi từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ và trẻ em, chị em phụ nữ đang mang thai.

Phương pháp chẩn đoán bệnh táo bón

Nhiều người mắc chứng táo bón có thể khắc phục bằng cách tăng cường tập luyện, rèn luyện chế độ ăn uống hợp lý. Tuy nhiên, nếu bệnh không được cải thiện bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh thông qua các phương pháp sau:

  • Chụp X-quang ổ bụng.
  • Thực hiện nhân trắc trực tràng.
  • Kiểm tra đại tràng bằng X-quang thụt bari.
  • Nội soi.

Cách điều trị bệnh táo bón hiệu quả

Như đã nói hầu hết bệnh nhân bị táo bón có thể tự khỏ mà không cần can thiệp y tế bằng các phương pháp như:

  • Uống đủ 1 – 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể được hydrat hóa.
  • Hạn chế các loại đồ uống có cồn và chất kích thích như bia, rượu, cà phê, nước có ga…
  • Bổ sung hoa quả, rau sạch vào thực đơn hàng ngày để cung cấp chất xơ cho ruột của mình.
  • Hạn chế dùng các loại đồ ăn ít chất xơ như thịt, sữa, phô mai và các thực phẩm chế biến sẵn.
  • Tập luyện thể dục, thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • Không nên trì hoãn khi muốn đi vệ sinh.

Nếu áp dụng tất các các biện pháp trên, nhưng bệnh táo bón của bạn không được cải thiện. Bạn nên sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng sau:

  • Các chất kích thích như Correctol, Dulcolax và Senokot.
  • Chất bôi trơn có nhiều trong dầu khoáng và Hạm đội.
  • Chất làm mềm phân có trong Colace và Surfak.
  • Chất bổ sung chất xơ từ các loại thuốc Konsyl, FiberCon, Serutan…
  • Các loại thuốc thẩm thấu như Cephulac, Sorbitol và Miralax.
  • Thuốc nhuận tràng muối có bên trong sữa magiê.
  • Các chất kích hoạt kênh clorua
  • Chất chủ vận 5-HT-4 có trong

Phương án cuối cùng để chữa bệnh táo bón là bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột hay đoạn cơ thắt hậu môn để loại bỏ táo bón triệt để.

Từ những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây đã giải đáp cho bạn câu hỏi bệnh táo bón là gì. Điều quan trọng, bạn nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống, tập luyện khoa học để tăng cường sức khỏe và tránh không mắc phải chứng táo bón khó chịu này.

Tài liệu tham khảo:

What to know about constipation: https://www.medicalnewstoday.com/articles/150322.php Truy cập lần cuối ngày 12/7/2019

What Is Constipation? https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-constipation#1 Truy cập lần cuối ngày 12/7/2019

Constipation: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/constipation/symptoms-causes/syc-20354253 Truy cập lần cuối ngày 12/7/2019

What Causes Constipation? https://www.healthline.com/symptom/constipation Truy cập lần cuối ngày 12/7/2019

Common causes of constipation: https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/common-causes-of-constipation Truy cập lần cuối ngày 12/7/2019

Bình luận của bạn