Chụp ct là gì?

chụp ct là gì

Chụp CT hiện đang là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh hiệu quả. Vậy chụp CT là gì và được thực hiện như thế nào?

Chụp CT là gì?

Chụp CT là quá trình chụp và hiển thị hình ảnh của cơ thể theo các mặt cắt ngang, được thực hiện bằng tia X và máy vi tính. CT thực chất là viết tắt của Computed Tomogaraphy. Vì thế, chụp CT còn được biết đến với tên gọi chụp cắt lớp.

Nguyên lý chụp CT như thế nào?

Đây là một trong những phương pháp chẩn đoán tinh vi, có độ chính xác cao hơn so với việc chụp bằng tia X quang thông thường. Theo đó, chụp CT được thực hiện bằng máy chuyên dụng vi chuyển vòng quanh cơ thể với nguyên lý hoạt động như sau:

  • Máy phát ra nguồn tia X và di chuyển xung quanh vị trí cần chụp.
  • Tia X chiếu xuyên qua cơ thể tới các đầu dò.
  • Lúc này, các cơ quan trong cơ thể sẽ hấp thụ tia X với từng mức độ khác nhau. Trong đó, xương là bộ phận hấp thụ nhiều nhất, các mô mềm sẽ hấp thụ ít hơn.
  • Tín hiệu tại đầu dò sẽ được xử lý và chuyển đến máy tính để hiện thị bằng hình ảnh dưới dạng 2 hoặc 3 chiều.

Những tác dụng của chụp CT

Với việc hiển thị hình ảnh cụ thể, dễ quan sát, chụp CT thường được ứng dụng phổ biến và rộng rãi trong chẩn đoán lâm sàng và làm sinh thiết. Cụ thể tác dụng của chụp CT bao gồm:

  • Chẩn đoán các bệnh lý xuất hiện tại phần cứng như xương khớp, cột sống, sọ não.
  • Chẩn đoán ung thư, giúp phát hiện sớm các khối u và sự di căn của nó như ung thư xương và các ung thư bên trong cơ quan nội tạng như biểu mô tuyến dạ dày (adenocarcinoma), ung thư gan…
  • Phát hiện các bệnh lý về tim mạch: tác nghẽn mạch máu não, suy tim, các dị tật thường gặp ở tim, tình trạng đông máu…
  • Chẩn đoán bệnh lý liên quan đến nha khoa, nhãn khoa.
  • Góp phần định hướng biện pháp điều trị ung thư.
  • Hỗ trợ làm sinh thiết: sinh thiết ung thư vú, sinh thiết tiền liệt tuyến…

Những vấn đề cần lưu ý khi chụp CT

Ngoài những ưu thế trong chẩn đoán hình ảnh, trước khi chụp CT, bạn hãy nên chú ý tới những vấn đề sau:

Rủi ro phơi nhiễm phóng xạ

Đây là vấn đề từ lâu gây ra rất nhiều sự tranh cãi khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng việc tia X đi xuyên qua cơ thể trong quá tình chụp CT có thể gây ung thư do phơi nhiễm phóng xạ.

Trên thực tế, lượng bức xạ này là rất nhỏ và không thể gây hại nếu chỉ chụp một lần. Còn nếu chụp thường xuyên, nguy cơ mắc bệnh có thể sẽ tăng cao hơn, nhất là ở vùng bụng và ngực.

Tuy nhiên, với những máy móc hiện đại như hiện nay, lượng phóng xạ sẽ được tiết giảm ở mức thấp nhất, hạn chế tối đa tình trạng tích tụ trong cơ thể.

Phụ nữ mang thai không nên chụp CT

Tia X có thể gây ra những ảnh hưởng cho thai nhi. Do đó, chụp CT không nên áp dụng cho phụ nữ mang thai. Trường hợp muốn chẩn đoán bệnh, các bác sĩ áp dụng các biện pháp phù hợp khác không có phóng xạ như siêu âm hay chụp MRI.

Phản ứng của cơ thể với chất tương phản

Chất tương phản được là loại thuốc đặc biệt được đưa vào cơ thể trước khi chụp CT. Ở một số trường hợp, cơ thể có thể phản ứng với chất này và xuất hiện các triệu chứng dị ứng, bao gồm phát ban và ngứa nhẹ.

Thực tế, các chất tương phản đều có chứa I ốt. Vì thế, nếu có tiền sử dị ứng với chất này, hãy thông báo với bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp hơn.

Chụp CT được thực hiện theo quy trình như thế nào?

Chụp CT có thể được tiến hành tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế tư nhân đủ điều kiện về nhân lực, máy móc. Thông thường, một quy trình chụp CT sẽ được tiến hành với các bước sau:

  • Bước 1: Bác sĩ tiêm chất phản ứng vào tĩnh mạch.
  • Bước 2: Cởi bỏ quần áo và mặc đồ được cung cấp theo yêu cầu. Ngoài ra, bạn cũng cần phải tháo bỏ các đồ vật có chứa kim loại như đồng hồ, kính mắt….
  • Bước 3: Bác sĩ hướng dẫn nằm ngửa trên bàn trượt đúng cách và đẩy bàn này vào máy quét CT.
  • Bước 4: Máy quét sẽ phát tia X và quét toàn bộ cơ thể. Lúc này, bác sĩ sẽ quan sát hình ảnh chụp được qua phòng điều khiển.
  • Bước 5: Bác sĩ giải thích kết quả.

Trong quá trình chụp, bạn cần nằm im để hình ảnh hiển thị là rõ nhất. Còn trường hợp chụp cho trẻ em, thuốc an thần có thể sẽ được sử dụng để bé không di chuyển và nằm im cố định.

Thông thường, chụp CT được thực hiện khá nhanh, chỉ khoảng 20 phút. Còn nếu chụp toàn bộ cơ thể, sẽ mất khoảng 1 giờ. Sau khi chụp, bác sĩ sẽ giải thích kết quả dựa trên hình ảnh.

Theo đó, nếu xuất hiện các bất thường như các khối u, các vấn đề về xương khớp hay máu đông… bác sĩ có thể chỉ định thêm một số phương pháp chẩn đoán khác để có thêm căn cứ kết luận bệnh lý. Còn nếu kết quả không có gì bất thường, bạn có thể ra về bình thường.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp giải đáp câu hỏi chụp CT là gì mà nhiều bạn đọc thắc mắc. Trường hợp nếu có băn khoăn gì thêm, hãy liên hệ tới bác sĩ để được hỗ trợ cụ thể hơn nhé.

Bình luận của bạn